Người phiên dịch trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ gì?

bởi Tú Uyên
Người phiên dịch trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ gì?

Chào Luật sư, tôi có dự định đăng ký làm người phiên dịch cho bbị hại người là người nước ngoài. Luật sư cho tôi hỏi Người phiên dịch trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Người phiên dịch trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ gì? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Người phiên dịch là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về người phiên dịch, dịch thuật như sau:

“Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật

1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.”

Quyền của người phiên dịch, dịch thuật

Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người phiên dịch, dịch thuật như sau:

“Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật

Người phiên dịch người dịch thuật có quyền gì?

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;

d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.”

Nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật

Căn cứ theo khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật như sau:

“Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật

Người phiên dịch trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ gì?
Người phiên dịch trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ gì?

Người phiên dịch trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ gì?

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;

c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;

d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.”

Khi nào thì sẽ cần tới người phiên dịch

Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về sử dụng tiếng nói và chữ viết như sau:

“Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.”

Vì điều luật này có quy định rõ rằng người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Vậy nên có những trường hợp người tham gia tố tụng không biết nói, không thể sử dụng hoặc không thể nói, không thể sủ dụng ngôn ngữ tiếng Việt thì lúc này sẽ cần tới người phiên dịch, dịch thuật.

Tại Điều 263 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp cần người phiên dịch như sau:

“Điều 263. Phiên dịch tại phiên tòa

1. Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.

2. Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe.”

Khoản 5, khoản 6 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật

5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.

6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Người phiên dịch trong tố tụng hình sự có nhiệm vụ gì? Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề quy định bảo hộ logo công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đấtt, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, tra cứu quy hoạch xây dựng… của Luật sư X. Hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Người phiên dịch, người dịch thuật khi tham gia tố tụng hình sự có yêu cầu phải có văn bằng, chứng chỉ không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay chưa có quy định về việc người phiên dịch, người dịch thuật khi tham gia tố tụng hình sự có cần văn bằng, chứng chỉ không. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì hiện nay, người phiên dịch, dịch thuật chỉ cần có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu. Dù không quy định về việc người phiên dịch, dịch thuật cần phải có văn bằng, chứng chỉ hay không song, Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam vẫn có những quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan tới người phiên dịch, dịch thuật. Đây được xem là sự linh hoạt, mềm dẻo trong pháp luật Việt Nam.

Chi phí cho người phiên dịch và trách nhiệm trả chi phí cho người phiên dịch là bao nhiêu?

Chi phí cho người phiên dịch là chi phí tố tụng theo quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cụ thể:
Điều 135. Chi phí tố tụng
Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.
Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.
Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.
Chi phí tố tụng gồm:
a) Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;
b) Chi phí giám định, định giá tài sản;
c) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Chi phí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật này do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.”
Theo Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13 – Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng:
Điều 51. Trách nhiệm trả chi phí cho người phiên dịch
Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người phiên dịch có trách nhiệm thanh toán chi phí cho người phiên dịch. Chi phí cho người phiên dịch được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 52. Mức chi phí cho người phiên dịch
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí lưu trú;
d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Theo Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng thì:
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại (nếu có);
c) Chi phí lưu trú (nếu có);
d) Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được tính theo ngày và thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
Người làm chứng, người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng, chế độ tiền công cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng, người phiên dịch khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.

Có được thay đổi người phiên dịch không?

Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong những trường hợp: đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó; đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định. Những quy định này cũng được áp dụng đối với người biết cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm