Người thi hộ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

bởi TranQuynhTrang
Người thi hộ bị xử lý như thế nào?

Hiện nay việc học hộ, thi hộ đang diễn ra khá phổ biến, là một vấn đề không còn mới trong ngành giáo dục. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội việc sử dụng các phương tiện mạng để phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ học hộ, thi hộ ngày càng nở rộ. Trong thời gian vừa qua, khi theo dõi thông tin có thể thấy rằng cơ quan chức năng đã điều tra, truy tố nhiều đường dây học hộ, thi hộ. Không những vậy có những đối tượng còn làm giả giấy tờ một cách tinh vi để qua mặt cán bộ coi thi. Vậy hiện nay người thi hộ bị xử lý như thế nào? Dùng căn cước công dân giả để đi thi hộ có bị đi tù không? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về hành vi học hộ, thi hộ

Học hộ là hành vi trái pháp luật giáo dục, được hiểu là việc một người được người khác nhờ hoặc thuê dưới bất kỳ hình thức nào để thay người đó thực hiện hoạt động học tập tại một cơ sở giáo dục. 

Thi hộ cũng là một hành vi vi phạm pháp luật giáo dục, được hiểu là việc một người được nhờ hoặc thuê dưới bất kỳ hình thức nào nhằm mục đích giả danh người đó để tham gia các hình thức thi cử theo quy chế của Bộ Giáo dục.

Hành vi học hộ, thi hộ là một trong những hành vi bị cấm trong Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy Ban hành kèm theo Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những hành vi này được pháp luật quy định về chế tài xử lý trong Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. 

Người thi hộ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Luật Giáo dục 2019 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Theo đó, hành vi gian lận trong kiểm tra, thi tuyển là hành vi bị nghiêm cấm. Người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật này.

Hiện nay Bộ luật Hình sự 2015 không có quy định đối với hành vi đi thi hộ hay nhờ người thi hộ, do đó những chủ thể này không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Trường hợp những chủ thể này thực hiện hành vi phạm tội khác như làm giả giấy tờ đi thi thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Người thi hộ bị xử lý như thế nào?
Người thi hộ bị xử lý như thế nào?

Ngoài ra, những người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt sau, căn cứ Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về thi

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.

3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

Như vậy, hành vi thi hộ người khác có thể bị xử phạt lên đến 16 triệu đồng. Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể là tổ chức thì mức phạt này là gấp đôi, căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

Làm giả căn cước công dân để đi thi hộ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Đối với hành vi làm giả, sử dụng thẻ căn cước công dân, tùy theo tính chất, mức độ hành vi người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với việc xử phạt hành chính, căn cứ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hành vi làm căn cước giả để thi hộ có thể bị xử phạt như sau

Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (căn cứ Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Dùng căn cước công dân giả để đi thi hộ có bị đi tù không?

Nếu người đó tự mình làm giả thì phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Và thực hiện hành vi trái pháp luật là hành vi đi thi hộ, thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Trường hợp người đó không tự mình làm giả nhưng có hành vi sử dụng căn cước công dân giả để thực hiện hành vi trái pháp luật. Thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Người thi hộ bị xử lý như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Luật sư tư vấn thừa kế cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Mức xử lý kỷ luật đối với hành vi nhờ học hộ như thế nào?

Sinh viên đi thuê người thi hộ; hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm. Đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai

Thí sinh làm lộ bài thi, giám thị có bị xử phạt hay không?

Theo quy định, nếu thí sinh làm lộ đề thi ra bên ngoài, tức là giám thị đã coi lỏng và không hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, giám thị có thể bị xử phạt hành chính: phạt tiền hoặc bị đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có phát hiện giám thị đã tiếp tay cho thí sinh thì giám thị có thể bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm.

Người học hộ sẽ bị buộc thôi học trong trường hợp nào?

Hình thức này áp dụng đối với những học sinh, sinh viên đang trong thời gian bi đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội. Hình thức kỷ luật này cũng áp dụng với hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt từ nhưng được hưởng án treo).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm