Người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại là ai theo pháp luật Việt Nam?

bởi
Người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại là ai theo pháp luật Việt Nam?

Tôi có mua bánh bao sử dụng trong ngày tại cửa hàng Z. Tuy nhiên, khi sử dụng bánh có mùi lạ, sau đó khoảng 2 tiếng tôi bị đau bụng. Tới bệnh viện thì được cho là ngộ độc thực phẩm. Vậy, người tiêu dùng như tôi có quyền đòi cửa hàng Z hoàn tiền và bồi thường cho mình không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn, Luật sư X xin được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Nội dung tư vấn:

Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Làm thế nào để xác định mình là đối tượng người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại?

Để xác định một chủ thể có phải là người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại hay không thì cần dựa vào các điều kiện sau:

Thứ nhất, về đối tượng của giao dịch:

Phải là những hàng hóa, dịch vụ được phép lưu thông và đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của cá nhân con người. Đây là một điều kiện, thật ra rất khó xác định bởi nhu cầu sinh hoạt của con người trong điều kiện hiện nay rất đa dạng.

Một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của con người như đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh… được coi là đối tượng sử dụng đương nhiên của người tiêu dùng. Khi đó, các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe con người được áp dụng. Kể cả đối với trường hợp hàng hóa chưa được bán cho người tiêu dùng. Trong những trường hợp khác, cần phải kết hợp với mục đích của việc mua hàng hóa, dịch vụ đó dùng vào việc gì.

Đối với trường hợp của bạn, đối tượng của giao dịch là hàng hóa thực phẩm thuộc danh mục sản phẩm hợp pháp lưu thông trên thị trường và bạn mua với mục đích tiêu dùng.

Thứ hai, người tiêu dùng phải là cá nhân:

Nhìn chung, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ có hiểu biết tốt hơn về hàng hóa, dịch vụ của mình so với người tiêu dùng. Khi tìm hiểu về sản phẩm, khả năng tiếp cận và tiếp nhận thông tin tham vấn của cá nhân đơn lẻ là hạn chế hơn nhiều đối với một tổ chức. Nói cách khác, trong việc tự bảo vệ quyền của mình, năng lực của một tổ chức thường tốt hơn các cá nhân rất nhiều.

Bên cạnh đó, việc “tiêu dùng” hay “sinh hoạt” của một tổ chức là một điều rất khó xác định. Đồng thời khó có thể coi việc “tiêu dùng” hay “sinh hoạt” của tổ chức là không vì hoạt động chức năng hoặc nghề nghiệp của tổ chức đó. Ví dụ: một công ty mua cơm trưa cho nhân viên từ một nhà hàng. Giao dịch mua bán hàng hóa phát sinh giữa công ty và nhà hàng. Tuy nhiên, người ăn là cá nhân (nhân viên công ty) chứ không phải là công ty.

Nếu nhân viên dùng đồ ăn bị hư hại sức khỏe thì có thể kiện nhà hàng với tư cách là người tiêu dùng. Còn công ty đã mua thì chỉ được kiện nhà hàng với tư cách là người mua hàng trong quan hệ hợp đồng mua bán thông thường. Ngoài ra, có thể trở thành đại diện của người tiêu dùng.

Vì vậy, tổ chức không thể được xem là người tiêu dùng.

Trong trường hợp của bạn, bạn là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi mua hàng thực phẩm với mục đích tiêu dùng. Tuy nhiên, hàng hóa bị hư hỏng ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn có quyền yêu cầu người bán (cửa hàng Z) bồi thường với tư cách là người tiêu dùng bị thiệt hại.

Ngoài ra, theo Bộ luật Dân sự 2015: xác định thì chủ thể bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi không bảo đảm chất lượng hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ, dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng. Bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất
  • Thương nhân; cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa.

Theo dõi thêm nhiều bài viết khác tại https://lsx.vn/.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm