Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Nguyễn Hoàng A, tôi có hai người con đang đi xuất khẩu lao động ở Trung Quốc theo hợp đồng xuất khẩu lao động. Tuy nhiên sắp tới cả hai đều hết hạn hợp đồng lao động, cả hai đều có ý định sẽ không về nước. Vậy luật sư cho tôi hỏi người xuất khẩu lao động không về nước khi đã chấm dứt hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không?. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc về “Người xuất khẩu lao động không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người xuất khẩu lao động không về nước có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điểm g Khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
Và căn cứ Điều 47 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng mà không phải do bị cưỡng bức lao động;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.
Như vậy, con bạn ở lại mà không được Chính phủ Nhật bản cho phép sẽ vi phạm pháp luật và bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và buộc phải về nước.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
Công ty xuất khẩu lao động có được đơn phương thanh lý hợp đồng với người đi lao động ở nước ngoài không?
Theo Khoản 1 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp dịch vụ như sau:
1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Thỏa thuận với người lao động về tiền dịch vụ, tiền ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này;
c) Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp dịch vụ đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
d) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật tong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, công ty xuất khẩu lao động được đơn phương thanh lý hợp đồng khi đã thông báo bằng thư bảo đảm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà đến thanh lý hợp đồng theo quy định trên. Trường hợp anh chị đang trong quá trình lao động ở nước ngoài thì doanh nghiệp không được phép đơn phương thanh lý hơn đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người xuất khẩu lao động không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Xử lý khi công ty xuất khẩu lao động không trả tiền cọc
- Lừa mối xuất khẩu lao động nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
- Chưa được xóa án tích có được đi xuất khẩu lao động?
Câu hỏi thường gặp
Lợi ích của việc đi xuất khẩu lao động có thể kể đến như sau:
1. Thu nhập cao và ổn định
2. Cải thiện và nâng cao Ngoại ngữ
3. Tiếp cận môi trường làm việc quốc tế hiện đại
4. Được gia hạn hợp đồng, tăng thu nhập
5. Mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi về nước
….
Xuất khẩu lao động gồm có 2 nội dung:
+ Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
+ Xuất khẩu lao động tại chỗ (Xuất khẩu lao động nội biên): người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet.
Xuất khẩu lao động gồm 4 đặc điểm sau đây:
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạt động mang tính xã hội cao.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh.
Không có sự giới hạn theo không gian đối với hoạt động xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua – bán một loại hàng hóa đặc biệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia.