Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?

bởi Ngọc Gấm
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?

Chào Luật sư, dạo gần đây khi có sự tìm hiểu về Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam thì tôi biết được trong Luật bảo vệ môi trường có nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Chính vì thế tôi rất tò mò không biết nguyên tắc người gây ô nhiểm phải trả tiền như thế nào. Luật sư có thể cho tôi hỏi nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì? là một nguyên tắc trong pháp luật môi trường áp dụng cho các hoạt động cơ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế ta thấy được không nhất thiết bạn phải gây ra các hoạt động gây ô nhiễm môi trường mới bị áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mà ngay cả khi hoạt động của bạn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thị bạn cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của bạn.

Theo quy định tại Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:

1. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:

a) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

b) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

2. Việc xác định tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bảo đảm kịp thời, khách quan và công bằng. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.

3. Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên gây thiệt hại về môi trường, việc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

a) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của từng đối tượng được xác định theo loại chất ô nhiễm, lượng phát thải và các yếu tố khác;

b) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với từng đối tượng được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại về môi trường; trường hợp các bên liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không xác định được tỷ lệ chịu trách nhiệm thì cơ quan trọng tài hoặc Tòa án quyết định theo thẩm quyền.

4. Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây thiệt hại về môi trường thì không phải bồi thường thiệt hại về môi trường, không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nguồn gốc của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là từ đâu?

Nguồn gốc của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là từ Tuyên bố Rio 1992, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất 3-14/6/1992, Công ước khung LHQ về BĐKH (tiền đề cho Nghị định thư Kyoto) và Tuyên bố của LHQ về Môi trường và Phát triển.

Từ những sự thống nhất về luật pháp đó của các cơ quan có thẩm quyền, các nước trên thế giới đã áp dụng nguyên tác người gây ô nhiễm phải trả tiền trong các bộ luật về bảo vệ môi trường, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ.

Hiện nay Việt Nam đã mạnh dạnh áp dụng sâu sắc và mạnh mẽ các nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền trong việc đánh các loại thuế lên các loại sản phẩm có nguy cơ ô nhiễm môi trường như xăng dầu, than đá, ….

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?

Những hiểu lầm về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Những hiểu lầm về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền chính là việc không gây ra hành vi ô nhiễm trực tiếp ra môi trường thì sẽ không phải đóng phí liên quan đến nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Hiện nay các hành vi của bạn gián tiếp gây ra ô nhiễm mô trường như khai thác xăng dầu, tài nguyên môi trường, sử dụng pin cũng là những hành vi gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường tuy nhiên những hành vi này cũng là những hành vi đãnh vị áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mà chính bạn không hề hay biết.

Chính vì thế nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền áp dụng cho cả những người có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra ô nhiễm.

Ứng dụng thực tiễn về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Ứng dụng thực tiễn về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền chính là việc xác định các hành vi gây ra ô nhiễm môi trường tại Việt Nam thông qua việc đánh giá tác động của con người trong các khu rừng sinh thái, nước biển, đất, môi trường sống của động vật, tỷ lệ hóa chất độc hại trong nước, cây trồng, đất, không khí ảnh hưởng đến con người trong đời sống xã hội tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 115 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường như sau:

1. Đối tượng xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường:

a) Thành phần môi trường: môi trường nước mặt, môi trường đất;

b) Hệ sinh thái bao gồm: rừng (trên cạn và ngập mặn); hệ sinh thái san hô; hệ sinh thái cỏ biển;

c) Các loài động vật, thực vật phân bố tại Việt Nam bị chết thuộc danh mục: loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES.

2. Việc xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Theo quy định tại Điều 116 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường như sau:

1. Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập để xác định tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm:

a) Tác nhân gây sự cố môi trường hoặc làm xâm hại trực tiếp đến môi trường, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;

b) Thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân có liên quan đến khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm: loại hình hoạt động; sản phẩm, công suất, nguyên liệu đầu vào; quy trình sản xuất; dòng chất thải; vị trí, phương thức xả thải; biện pháp xử lý chất thải; công tác quan trắc, phân tích các thông số môi trường;

c) Dữ liệu, chứng cứ khác có liên quan.

Những thách thức của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền phải đối mặt

Những thách thức của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền phải đối mặt chính là việc xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay đang có rất nhiều dự án cộng đồng thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm mô trường như dọn rác thải công nghiệp, tái chế rác thải, phân loại rác thải, xử lý rác thải độc hại không làm ảnh hưởng đến môi trường tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:

1. Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây:

a) Hòa giải;

b) Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;

c) Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

2. Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là gì?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Làm sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường như thế nào?

Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này được tính căn cứ vào các nội dung sau đây:
– Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
– Chi phí xử lý, cải tạo môi trường;
– Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
– Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường;
– Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tại Việt Nam?

– Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.
– Căn cứ giám định thiệt hại gồm hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại, thông tin, số liệu, chứng cứ và căn cứ khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.
– Tổ chức giám định thiệt hại do bên yêu cầu giám định thiệt hại lựa chọn; trường hợp không có sự thống nhất của các bên thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại quyết định.

Tài chính ứng phó sự cố môi trường như thế nào?

– Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm chi trả kịp thời, toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường; trường hợp Nhà nước tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thanh toán chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Sự cố môi trường không xác định được nguyên nhân hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường thì chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường do Nhà nước chi trả.
– Nguồn kinh phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường quy định tại khoản 2 Điều này được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
– Nhân công, vật tư, phương tiện được sử dụng, huy động để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn và thanh toán theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm