Vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản định hướng cho hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình; dựa trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng được hình thành từ những ngày đầu tiên của lịch sử lập pháp nước ta. Do đó, đây là vấn đề có ý nghĩa pháp lý đặc biệt quan trọng. Vậy, vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân được thể hiện như thế nào?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Vợ chồng bình đẳng là gì?
“Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng” là những tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước; là những cơ sở định hướng cho hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo đó vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ vợ chồng thể hiện việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc và quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của vợ chồng, của mỗi thành viên trong gia đình; liên quan đến đời sống chung của gia đình; tạo điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; đảm bảo cho quan hệ vợ chồng duy trì mối quan hệ tốt nhất.
Vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân
Quyền và nghĩa vụ nhân thân
Căn cứ theo Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì :
“Vợ, chồng bình đẳng với nhau; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.
Điều này được thể hiện vợ chồng có vai trò, vị trí ngang nhau trong đời sống gia đình; vợ chồng được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình; vợ chồng được hưởng thụ ngang nhau các thành quả của sự phát triển. Quyền bình đẳng của vợ chồng được thể hiện trên mọi mặt thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cư trú; việc nuôi dạy con; lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đại diện cho nhau giữa vợ chồng; quyền yêu cầu ly hôn…
Chế độ tài sản của vợ chồng
Vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân còn thể hiện ở chế độ tài sản của vợ chồng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản khối tài sản chung trong việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như trong các giao dịch liên quan đến nhà ở (Điều 31); quyền sử dụng đất (Điều 34) và các bất động sản khác; những động sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tô…. ;những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình (Điều 35).
Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của vợ chồng: Vợ chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Tuy vậy, pháp luật vẫn đặt quyền tự do ý chí của vợ/ chồng ở vị trí cao nhất; và được tôn trọng nhất. Điều này thể hiện thông qua việc cho phép vợ, chồng có quyền thỏa thuận rất rộng về việc xác định sở hữu chung hay riêng cho một tài sản nhất định dù là trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó, còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng; có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản.
Quan hệ giữa cha mẹ và con
Quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ giữa cha mẹ và con được thể hiện trên mọi mặt thể hiện qua: nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt tên xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch chỗ ở cho con, nghĩa vụ và quyền ngang nhau cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ con, giáo dục con, đại diện cho con,quản lý định đoạt tài sản riêng của con, bồi thường thiệt hại do con gây ra.
Khi xây dựng các chế định định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, Luật chỉ dựa vào sự tồn tại của quan hệ cha-mẹ-con; không phân biệt tính chất của quan hệ đó bởi vậy nghĩa vụ và quyền của cha mẹ gắn với tư cách của cha mẹ không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được thực hiện một cách trực tiếp và thực hiện chung bởi cha mẹ không thể ủy quyền thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ một cách phân tán, độc lập. Mỗi người thực hiện nghĩa vụ và quyền theo thiên chức của mình nhưng có sự hợp tác, bàn bạc thống nhất đảm bảo lợi ích cho con.
Thực tiễn xã hội của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng
Những năm gần đây phong trào xây dựng gia đình văn hóa: vợ chồng bình đẳng, chung thủy thương yêu nhau chăm lo giúp đỡ nhau về mọi mặt… ở nước ta diễn ra rất tích cực. Từ thực tế chi thất số lượng gia đình văn hóa đạt tỷ lên rất cao; ở đó gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc; vợ chồng tình nghĩa thủy chung yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau; xuất hiện những giá trị nhân văn như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân cùng tiến bộ.
Hiện nay, phần lớn phụ nữ đã không chỉ quanh quẩn với bếp núc, nhà cửa mà đã rất năng động, xông pha trên nhiều lĩnh vực trong xã hội. Người chồng tạo điều kiện bằng cách chia sẻ việc nhà, tạo điều kiện để họ có thể tham gia được các công tác xã hội; phụ nữ có một vị trí xứng đáng; có tiếng nói trong gia đình, xã hội ngang hàng với nam giới.
Tuy nhiên, thực tế còn nhiều gia đình áp dụng nguyên tắc bình đẳng một cách máy móc dẫn đến đi ngược lại nguyên tắc, như phân chia rành mạch, rõ ràng công việc điều này khiến vợ chồng sẽ giống hai người bạn ở chung nhà.
Vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân là một nguyên tắc quan trọng trong xây dựng gia đình; tạo tiền đề vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình; góp phần xóa bỏ tệ nạn xã hội như bạo lực gia đình; đảm bảo trật tự xã hội.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 26 Hiến pháp 2013: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng xuất phát từ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Do vậy, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng có gắn bó chặt chẽ với các quyền con người về dân sự và chính trị khác.
Nguyên tắc này là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của vợ chồng; cũng như các thành viên trong gia đình một cách hiệu quả. Từ đó thúc đẩy quá trình xã hội hóa theo xu hướng bình đẳng từ gia đình đến xã hội.
Khoản 13 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng; được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.