Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào?

bởi Anh
Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào

Xin chào Luật sư, tôi và nhà hàng xóm đã sống với nhau trên 20 năm. Trước đây do hai nhà liền kề nên đã dùng tường chung. Tường này do gia đình tôi xây dựng. Hiện tại, nhà tôi muốn xây dựng lại nhà do xuống cấp quá nhiều nên cần phá bỏ nhà cũ. Nhà hàng xóm nhà tôi thì không chịu vì nó ảnh hưởng đến nhà của họ. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi cần phải làm như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào? ” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Như thế nào là nhà tường chung?

Tường nhà chung là khái niệm ngày nay ít người nghe thấy nhưng trước kia đây là một hình thức xây dựng khá phổ biến. Việc xây dựng tường nhà chung là trường hợp hai nhà liền kề cùng nhau sử dụng một bức tường ở giữ khi thi công xây dựng nhà ở.

– Tường là bộ phận quan trọng trong tổng thể cấu tạo lên nhà ở. Nó là một bộ phận của công trình kiến trúc xây dựng bất kỳ. tường nhà là một trong những bộ phận cấu tạo của một công trình kiến trúc. Về lý thuyết xây dựng, tường thẳng đứng, nằm từ nền móng cho đến mái của công trình nhà ở. Tường nhà có nhiều chức năng, quan trọng nhất là kết cấu bao che, ngăn cách giữa các không gian xây dựng với nhau. 

– Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng đều có tường. Nó là bộ phận, “rào bao” để tạo lên hình thái hoàn thiện của một công trình. 

Ví dụ: Khi xây dựng nhà ở, sau khi tạo khung nhà bằng các cột trụ, người thực hiện công tác xây dựng sẽ xây tường cho ngôi nhà. Tường giúp tạo ra một ngôi nhà hoàn thiện, giúp ngôi nhà thành một “chủ thể” riêng biệt với môi trường bên ngoài. Bên trong tường là đời sống sinh hoạt trong nhà. Ngoài tường là môi trường sống. 

– Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển. Đất ngoài mục đích xây dựng nhà ở nhà ra, còn được sử dụng để xây dựng các cơ sở kinh doanh buôn bán, hoạt động thương mại. Chính vì vậy, hiện nay, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp lại. Diện tích để người dân xây nhà ngày càng nhỏ, đất vườn ít đi. Điều này kéo theo việc khi xây dựng nhà ở, các hộ dân sẽ xây san sát nhau. Trong một số trường hợp, họ còn có nhà tường chung.

– Nhà tường chung được hiểu là các hộ dân nhà liền kề nhau, khi xây dựng nhà ở đã sử dụng tường nhà chung với nhau. Hay nói cách khác, nhà tường chung là những ngôi nhà liền kề nhau và có chung một bức tường.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B và anh Nguyễn Văn C có nhà liền kề nhau. Hai nhà của anh xây dựng sát nhau và có tường nhà chung. Tường nhà chung khiến nhà của anh B và nhà anh C dính sát lại với nhau. Nó là trụ đỡ, tạo nên cấu trúc của hai căn nhà hoàn chỉnh.

>>Xem thêm: Mức lương cơ sở 2024

Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào
Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào

 Ý nghĩa của nhà tường chung

Việc xây dựng tường nhà chung này có thể giúp tiết kiệm chi phí của nhiều bên trong quá trình xây dựng cũng như tận dụng được nguồn lực trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên nó cũng tồn tại nhiều hệ luỵ nếu bạn để lâu dài hoặc muốn thay đổi kết cấu của căn nhà.

– Vai trò của tường nhà chung: 

+  Xã hội ngày càng phát triển, đô thị hóa nhanh, khiến diện tích đất ở của người dân ngày càng bị thu hẹp lại. Điều này dẫn đến tình trạng người dân không có đủ không gian để xây dựng nhà ở rộng rãi. Từng diện tích cũng được người dân tận dụng để tăng diện tích nhà ở của mình. Chính vì lý đó, hiện nay, tại nước ta, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, việc các gia đình xây dựng nhà tường chung diễn ra hết sức phổ biến.

+ Nhà tường chung giúp người dân tiết kiệm diện tích hở, tận dụng mọi yếu tố để tăng giá trị diện tích nhà ở của mình.

+ Nhà tường chung người dân giảm thiểu được chi phí xây dựng.

+ Chức năng của tường là chịu lực. Việc xây dựng tường nhà chung giúp các căn nhà chung tường với nhau trụ đỡ cho nhau, tạo nên sự vững chắc nhất định cho ngôi nhà.

– Bên cạnh những ưu điểm như trên,  nhà tường chung còn chứa đựng những hạn chế nhất định:

+ Khi xây dựng nhà tường chung, nhà của hai cá nhân riêng biệt có sự liên kết, ràng buộc với nhau. Điều này khiến không gian riêng biệt của nhà ở không được bảo đảm. 

+ Trong quá trình sử dụng, nếu nhà có dấu hiệu cũ hỏng, chủ nhà chắc chắn sẽ có mong muốn sửa chữa, thậm chí xây dựng lại nhà ở. Tuy nhiên, trường hợp này xảy ra phát sinh rủi ro cho nhà bên cạnh. Tường nhà chung khiến quá trình phá dỡ nhà ở gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, việc phá dỡ nhà ở còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến móng nhà của hộ bên cạnh.

+ Xây dựng nhà tường chung, thì trong trường xảy ra sự kiện rủi ro bất ngờ như cháy nổ, sẽ ảnh hưởng liên đới giữa các nhà với nhau. Tức, chỉ cần một nhà xảy ra sự cố chập đường dây điện hay cháy nổ, nhà bên cạnh cũng bị ảnh hưởng. Điều này gây ra nguy  hiểm cho người dân.

Ví dụ: Anh Phạm Văn K và anh Phạm Văn B, thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Do diện tích nhà ở bị hạn chế, hai người xây dựng tường nhà chung. Nhà được xây dựng từ năm 2009. Đến đầu năm 2018, do một sự cố điện, nhà anh K bị chập điện. Các thiết bị điện trong nhà bị nổ. Đường dây điện liên kết trực tiếp sang nhà anh B, khiến thiết bị điện trong nhà anh B cũng bị cháy nổ theo. Do được phát hiện kịp thời, nên thiệt hại của hai nhà không lớn. Tuy nhiên, từ thực tiễn trường hợp trên có thể thấy, việc xây dựng tường nhà chung cũng gây ra những nguồn nguy hiểm nhất định, một nhà gặp sự cố sẽ liên đới ảnh hưởng đến nhà bên cạnh.

Trên đây là ý nghĩa cũng như rủi ro khi xây dựng tường nhà chung. Nếu đặt lên bàn cân, thì việc xây dựng tường nhà chung chứa đựng nhiều nhược điểm hơn ưu điểm.

Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào
Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào

Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào?

Khi tháo dỡ nhà thông thường thì cũng có nhiều điều khó khăn nếu hai nhà liền kề đặc biệt là đối với nhà mượn tường thì việc tháo dỡ càng cần phải tuân thủ những điều kiện liên quan nếu bạn không muốn các tổn thất liên quan đến căn nhà này có thể xảy ra.

Tường nhà chung là tường chung của hai nhà. Vậy nên, khi một trong hai bên muốn xây dựng nhà mới cũng cần đưa ra phương án giải quyết, xử lý tường nhà chung sao cho phù hợp. Dưới đây phương án xử lý tường chung khi xây dựng nhà mới mà người viết phân tích đưa ra:

– Tường nhà chung là tường chung của hai nhà. Do đó, khi muốn xây dựng nhà bên, bên xây dựng cần tiến hành nói chuyện, thỏa thuận với bên còn lại về việc xây dựng mới của mình. Việc thỏa thuận, nói chuyện này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ:

+ Tường chung nghĩa là cả hai bên đều chung lợi ích sử dụng. Khi xây dựng nhà mới, cá nhân phải tiến hành tháo dỡ nhà. Việc tháo dỡ này ít nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định cho nhà còn lại. Vậy nên, thông báo xây nhà mới cho nhà bên cạnh giúp họ xác định, định hướng được việc xây dựng đó gây ảnh hưởng cho mình như thế nào, và chuẩn bị “tâm lý”.

+ Việc thỏa thuận sẽ đảm bảo không gây ra quá nhiều tranh cãi. Bởi khi ngồi xuống thỏa thuận với nhau, hai bên cùng nhau thống nhất để có phương án phù hợp về cách thức xử lý, phá bỏ bức tường để bảo vệ lợi ích tối ưu nhất. Đồng thời, hai bên còn có thể thỏa thuận về các bước thi công gia cố hoặc thỏa thuận xây lại. 

+  Sự thỏa thuận giữa hai bên giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong việc tháo dỡ nhà ở của bên kia. Hai bên có thể thực hiện thỏa thuận bằng văn bản. Trong văn bản thỏa thuận, hai bên có thể thống nhất về các nội dung: hoạt động tháo dỡ nhà ở của bên xây nhà không được làm ảnh hưởng đến nhà của bên kia; trong trường hợp xây dựng nhà ở làm hư hại móng nhà, kết cấu xây dựng của nhà bên cạnh, bên xây dựng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc các nghĩa vụ liên quan; nhà kế bên không được gây khó dễ cho việc xây dựng của nhà bên kia.

+ Thông báo, nói chuyện với nhà bên cạnh còn thể hiện yếu tố tình cảm. Hai nhà chung vách với nhau. Việc một bên có ý định xây dựng thông báo với bên còn lại về việc xây mới của mình, thể hiện sự tôn trọng với đối phương. 

– Sau khi thỏa thuận được với nhà liền kề, bên xây dựng nhà mới sẽ phải tiến hành xin giấy phép xây dựng. Việc xin giấy phép xây dựng phải được tiến hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, cá nhân sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép xây dựng cho cá nhân có nhu cầu. Sau khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở, cá nhân có thể tiến hành xây dựng.

Như vậy, khi tiến hành xây dựng nhà mới mà trước đó có tường chung với nhà khác, cá nhân phải thực hiện các công việc như trên. Việc thực hiện các công việc trên giúp việc xây dựng nhà mới của người dân diễn ra đúng theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, nó cũng đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu tường nhà chung một cách tối đa nhất; tránh trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Nhà kế bên mượn tường tháo dỡ như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Những vấn đề liên quan đến việc tháo dỡ tường chung?

Việc sử dụng tường chung  khi tháo dỡ gặp nhiều vấn đề phức tạp. Không ít trường hợp phải giữ lại tường cho nhà kế bên. Tùy theo thỏa thuận giữa các bên mà có các bước xử lý khác nhau, cụ thể các trường hợp hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu hai bên có thể thỏa thuận tháo dỡ bức tường chung khi xây dựng, đơn vị thi công sẽ hạ tường và tiến hành gia cố lại cho nhà hàng xóm bằng tôn nếu không có tường hoặc xây mới lại bức tường chung.
Trường hợp 2: Nếu hai bên có tường chung không thể thỏa thuận được với nhau, muốn xây mới thì phải giữ nguyên hiện trạng tường chung và có khả năng rủi ro mất đi phần đất đó, buộc phải xây dựng bức tường mới trên nền đất của mình theo đúng pháp luật. Nếu cố tình tháo dỡ bức tường mà không có sự đồng ý của nhà bên cạnh sẽ dẫn tới kiện tụng, tranh chấp. Thực tế, trường hợp này xảy ra rất nhiều, có rất ít nhà liền kề đồng ý tháo dỡ tường chung.

Có phải xin phép hàng xóm khi xây nhà không?

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, khi tiến hành xây dựng mới công trình trên đất, chủ sở hữu phải tiến hành xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành khởi công. Tại khoản 1 Điều 95 Luật này quy định về hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới với nhà ở riêng lẻ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng;
+ Công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề;
Từ quy định trên có thể thấy, khi xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ  phải có bản cam kết bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề và các giấy tờ khác như đã nêu.
Như vậy, pháp luật chưa quy định về việc xây nhà phải xin phép hàng xóm mà chỉ quy định về việc tự cam kết đảm bảo tính an toàn cho các công trình liền kề trước khi tiến hành xây nhà.

Ngoài ra, theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Điều đó có nghĩa, nếu việc xây nhà của bạn gây thiệt hại cho hàng xóm xung quanh bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho họ
Trong trường hợp hàng xóm nhận thấy việc xây nhà không đảm bảo an toàn cho nhà họ hoặc có hành vi xây lấn vào lối đi chung… thì có quyền làm đơn tố cáo để xem xét, giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm