Nhân viên cũ tự ý hủy hoại tài liệu của công ty bị tội gì?

bởi Hoàng Hà

Có rất nhiều trường hợp nhân viên cũ có hành vi tự ý hủy hoại tài liệu của công ty? Vậy việc thực hiện hành vi này có phạm tội gì hay không? Với bài viết dưới đây, Luật sư X xin giải đáp các thắc mắc của bạn.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

Có thể thấy việc “tự ý” hủy hoại tài liệu của công ty đã mang lỗi cố ý. Tuy nhiên cần phải xem xét cụ thể rằng tài liệu đó mang nội dung gì, mức độ bí mật đến đâu, có liên quan đến bí mật nhà nước hay không thì mới xác định được hành vi này có thể bị xử lý về tội gì. Theo đó, nhân viên cũ tự ý hủy hoại tài liệu của công ty có thể bị xử lý về các tội sau:

1. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước

Theo Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người nhân viên đó có thể phạm tội này nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Cụ thể:

Mặt khách thể của tội phạm:

  • Khách thể của tội phạm này là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về việc bảo đảm sự an toàn của những tin tức mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố.
  • Đối tượng tác động của tội phạm này là những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, anh ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố.

Mặt khách quan của tội phạm:

  • Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước:
    • Tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước là làm cho tài liệu bí mật Nhà nước không còn giá trị sử dụng được nữa;
    • Hành vi tiêu huỷ được thể hiện bằng nhiều cách như: đốt cháy, xét nát, nghiền nát, đập phá, dùng các hoá chất để huỷ hoại.v.v… hành vi tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước cũng giống như hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản, nhưng đối với tài liệu bí mật Nhà nước nhà làm luật không dùng thuật ngữ huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng mà dùng thuật ngữ “tiêu huỷ” là phù hợp hơn;
    • Nếu người phạm tội tiêu huỷ tài liệu, trong đó có tài liệu bí mật Nhà nước, có tài liệu không phải là bí mật Nhà nước không phải là bí mật Nhà nước, mà người phạm tội không nhận thức được đó là tài liệu bí mật Nhà nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh khác.
  • Hậu quả: không phải là yếu tố định tội mà chỉ là yếu tố định khung hình phạt. 

Mặt chủ quan của tội phạm:

Mặc dù điều luật không quy định người phạm tội thực hiện hành vi tiêu huỷ do cố ý hay vô ý, nhưng bản chất hành vi tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước đã chứa đựng sự cố ý của người thực hiện hành vi đó rồi, cũng chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp nhà làm luật không cần phải quy định cố ý phạm tội mà chỉ cần quy định hành vi phạm tội và hành vi đó chứa đựng sự cố ý như: giết người, trộm cắp, lừa đảo, cướp, cướp giật. v.v…

Mặt chủ thể của tội phạm:

  • Chủ thể của tội tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, nếu nhân viên cũ tự ý tiêu hủy tài liệu công ty mà tài liệu là bí mật nhà nước thì hoàn toàn có thể bị xử lý về tội này.
  • Tuy nhiên, người phạm tội này cũng thường là những người có trách nhiệm giữ bí mật Nhà nước.

2. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Tội này được quy định cụ thể tại Điều 342 Bộ luật Hình sự:

Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người nhân viên đó có thể phạm tội này nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Cụ thể:

Mặt khách thể của tội phạm:

  • Tội phạm này là xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về sự an toàn, nguyên vẹn của tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
  • Đối tượng tác động là tài liệu, giấy tờ của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội bị chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt tội phạm này với tội danh khác. Tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội bị tiêu huỷ phải là các tài liệu có nội dung mà người phạm tội quan tâm. Ví dụ: Chiếm đoạt, tiêu huỷ chứng từ nghiệm thu công trình để nhằm trốn tránh trách nhiệm.
  • Khi xác định tài liệu, giấy tờ bị tiêu huỷ cần chú ý: tài liệu, giấy tờ phải là của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, chứ không phải của cơ quan, tổ chức như quy định đối với một số tội phạm trong Chương này, vì khái niệm “cơ quan, tổ chức” rộng hơn khái niệm cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Cơ quan có thể bao gồm cả cơ quan không phải là của Nhà nước và tổ chức thì cũng rát da dạng, có tổ chức được coi là tổ chức xã hội , nhưng có tổ chức chỉ là một tổ chức có tính chất nghề nghiệp, tổ chức của nước ngoàI tại Việt Nam.v.v…

Mặt khách quan của tội phạm:

  • Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi tiêu hủy tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức.
    • Tiêu huỷ tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là làm cho tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội không còn giá trị sử dụng được nữa. Hành vi tiêu huỷ được thể hiện bằng nhiều cách như: đốt cháy, xét nát, nghiền nát, dùng các hoá chất để huỷ hoại. v.v…
    • Hành vi tiêu huỷ tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội cũng tương tự với hành vi cố ý làm hư hỏng hoặc huỷ hoại tàI sản.
  • Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng việc xác định hậu quả cũng rất quan trọng vì đây là yếu tố định khung hình phạt.

Mặt chủ quan của tội phạm:

  • Bản chất hành vi tiêu huỷ tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức xã hội đã chứa đựng sự cố ý của người thực hiện hành vi, nên dù điều luật không quy định là cố ý thì ai cũng hiểu là người phạm tội này thực hiện hành vi phạm tội là do cố ý.
  • Động cơ, mục đích của người phạm tội cũng là một dấu hiệu quan trong để phân biệt với trường hợp tiêu huỷ tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức xã hội nhằm cung cấp cho nước ngoài để chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự về tội gián điệp.

Mặt chủ thể của tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm này cũng không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
  • Tuy nhiên, cũng có trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

3. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác

Điều 361 Bộ luật Hình sự quy định rằng:

Điều 361. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 342 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;

e) Để người khác sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Về cơ bản dấu hiệu cấu thành của tội phạm này giống như tội tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Chỉ khác ở chỗ sau đây:

  • Đây là tài liệu bí mật dành cho công tác, còn ở tội danh kia là tài liệu bí mật của nhà nước
  • Đối với trường hợp này, người phạm tội là người tiêu hủy tài liệu, bí mật công tác là người có chức năng quản lý, bảo vệ, bảo quản, sử dụng tài liệu bí mật công tác đó. Như vậy, trong trường hợp nhân viên của công ty là người có chức năng quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu bí mật công tác của công ty mà có hành vi cố ý tiêu hủy tài liệu đó thì mới có thể bị xét xử về tội này.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm