Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn

bởi
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn
Ngày 8/2/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị cantạm giam 4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; ngày 10/7/2019, tòa tuyên bị cáo Nguyễn Hữu Khiêm - nguyên chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh - 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,... Một cách khách quan, thời gian gần đây ngày càng nhiều đối tượng bị xử phạt về nhóm tội danh nêu trên. Vậy, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn được hiểu như thế nào? Nếu phạt tội sẽ bị xử phạt ra sao? Luật sư X xin tư vấn cho bạn như sau. 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn 

1.Khái niệm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn

Theo điều 356 Bộ luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau:

Điều 356: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1.Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, có thể hiểu tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là tội phạm chỉ được quy định từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời. Trước đó hành vi lợi dụng chức vụ quyền han được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tại đây, luật quy định hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn và hành vi lạm quyền khi thi hành công vụ đều tại một điều luật. Tuy nhiên, do chưa có thực tiễn xét xử nhiều loại tội phạm này, nên lúc đầu luật chỉ quy định một khung hình phạt, không quy định các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.

2. Các dấu hiệu cơ bản của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn

Chủ thể

Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm cũng là dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội, là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với các tội phạm khác cũng có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Cũng như chủ thể  của tội phạm khác, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đối với tội lợi dụng chức vụ quyền  hạn trong thi hành công vụ, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:

  • Trước hết người phạm tội phải là người có chức vụ quyền hạn. Người có chức vụ quyền  hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ
  • Nếu so sánh với tội tham ô tài sản, thì người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng có thể là  người có liên quan đến việc quản lí tài sản và cũng  có thể  không. Phạm vi chức vụ quyền hạn của người phạm tội rộng hơn tội tham ô.
  • Chủ thể của của các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là chủ thể đặc biệt, tức chỉ những người có chức vụ quyền hạn mới thực hiện tội phạm. Tuy nhiên khẳng định này chỉ đúng với vụ án không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể là người không có chức vụ quyền hạn nhưng họ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, còn người thực hành thì nhất định là người có chức vụ, quyền hạn.

Khách thể

Khách thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ cũng là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước. Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này là những thiệt hại thực tế xảy ra của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.

Mặt khách quan

  • Hành vi khách quan:
    • Trước hết, người phạm tội phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng tương tự những hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của người phạm tội tham ô, tội nhận hối lộ,…
    • Lợi dụng chức vụ quyền hạn là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã sử dụng chức vụ quyền hạn đó một cách trái phép nhằm đặt được mục đích mà họ đã đề ra. Nếu không sử dụng chức vụ quyền hạn của mình thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích của mình.
    • Vì vậy, khi xác định một người có lợi dụng chức vụ quyền hạn hay không, trước hết phải căn cứ vào chức vụ họ đang giữ và theo pháp luật họ có những quyền gì. Nếu trong khi thi hành công vụ họ đã thực hiện vượt quá giới hạn cho phép là lạm dụng chức vụ quyền hạn, chứ không phải là lợi dụng chức vụ quyền hạn. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn và hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn trong nhiều  tội phạm có dấu hiệu lợi dụng chưc vụ quyền hạn.
  • Hậu quả:
    • Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, cụ thể là hành vi gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nếu không gây thiệt hại mà nhằm mục đích khác, thì tùy trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền, tội nhận hối lộ, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn,
    • Khác với các tội phạm khác, hậu quả của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân là dấu hiệu bắt buộc. Ngoài ra, một số hậu quả khác không phải là dấu hiệu bắt buộc mà lại là yếu tố quyết định trong việc định khung hình phạt như hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó có những thiệt hại về vật chất, có thiệt hại phi vật chất.

Mặt chủ quan:

  • Lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra, không có trường hợp lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích chung mà lại được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Động cơ: Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại chưa cấu thành tội phạm này. Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của tổ chức mà mình tham gia. Thực tiễn xét xử cho thấy xác định động cơ vụ lợi không khó, nhưng khó nhất vẫn là việc xác định động cơ cá nhân khác của người phạm tội. Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như vì nể nang, vì tình cảm cá nhân, vì danh vọng, địa vị xã hội.

3.Hình phạt.

  • Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng:
    • Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các trường hợp: 
      • Có tổ chức;
      • Phạm tội 02 lần trở lên;
      • Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
    • Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm đối với các trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
  • Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Bộ luật hình sự năm 2015 đã thay thế tình tiết định khung tại khoản 2, 3 Bộ luật hình sự năm 1999 bằng cách cụ thể hóa tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” ở khoản 2 bằng: "thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng";  cụ thể hóa tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” ở khoản 3 bằng: "thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên" và quy định rõ “phạm tội nhiều lần” là “phạm tội 02 lần trở lên”.

Có thể thấy, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là một trong những tội phạm có hình phạt nặng, cho thấy sự khẩn trương và nghiêm túc của nhà nước trong việc phòng chống những hành vi thiếu tư cách của những "cán bộ cấp cao" trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. 

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
  3. qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm