Từ lâu, chúng ta đã nghe tới khái niệm đồng phạm trong các vụ án hình sự. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu chính xác khái niệm đồng phạm là gì? Bài viết sau đây Luật Sư X sẽ giúp bạn đọc sáng tỏ vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đồng phạm là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 16 Bộ Luật hình sự hiện hành thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Từ định nghĩa như vậy. Ta thấy rằng để xác định được trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải dựa trên 2 yếu tố chính.
- Thứ nhất, đó là để cấu thành nên đồng phạm thì phải có từ hai người trở lên cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội; những người này phải có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Đây là điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, đó là các đối tượng cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội phải cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Tức là hành vi của phạm tội của họ phải có mối liên hệ với nhau; không xảy ra một cách biệt lập. Hành vi của người này góp phần hỗ trợ cho hành vi của người khác mục đích chung để tội phạm được thực hiện với. Do vậy, nếu những đối tượng cùng thực hiện hành vi một phạm tội, trong cùng một thời điểm; hoặc với cùng một nạn nhân nhưng những người này không có sự bàn bạc; phân công; giúp sức lẫn nhau mà thực hiện một cách độc lập. Thì không cấu thành nên đồng phạm được.
Khi nào đồng phạm được coi là phạm tội có tổ chức?
Phạm tội có tổ chức là kết quả của quá trình phát triển của đồng phạm. Nó bắt nguồn từ đồng phạm và cấu thành lên. Khi những người cùng thực hiện hành vi phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ với nhau. Sự cấu kết chặt chẽ với nhau được thể hiện thông qua việc nhóm người đó được tổ chức dưới hình thức băng; đảng; đội; nhóm tội phạm; cùng nhau thực hiện tội phạm nhiều lần hoặc thực hiện tội phạm một lần nhưng quá trình thực hiện tội phạm đã được lên kế hoạch chi tiết từ trước đó.
Phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho các đối tượng phạm tội. Bởi lẽ, hầu hết các hành vi phạm tội khi có sự tham gia, giúp sức của nhiều người sẽ có tính chất nguy hiểm hơn đối với hành vi phạm tội của một cá thể.
Phân loại đồng phạm
Các hình thức của đồng phạm cũng rất đa dạng. Do đó, pháp luật hình sự đã phân loại cụ thể để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện dễ dàng hơn. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 16 Bộ Luật hình sự quy định 4 loại. Đó là:
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trong quá trình tố tụng, cơ quan quan, người có thẩm quyền tố tụng sẽ căn cứ vào việc phân loại đồng phạm thành 4 đối tượng nêu trên. Để áp dụng các hình phạt thích đáng để tránh bỏ sót tội phạm. Thực tế thẩy rằng, những đối tượng chủ mưu, cầm đầu là những đối tượng nguy hiểm nhất. Bởi chúng thường đứng sau chỉ đạo và không thực hiện hành vi phạm tội. do đó sẽ không thể bắt quả tang được những đối tượng này. Cơ quan điều tra phải qua công tác điều tra, đấu tranh tội phạm lâu dài thì mới nhận diện được những tên chủ mưu; cầm đầu. Do đó, những đồng phạm có vai trò là người tổ chức sẽ phải chịu những án phạt nặng, thích đáng.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập cùng thực hiện tội phạm
Thực tế chỉ ra rằng. Tuy đã cùng nhau cố ý thực hiện một tội phạm nhưng trong quá trình thực hiện. Có thể sẽ phát sinh những tình huống ngoài ý muốn của một đối tượng. Pháp luật hình sự quy định về nguyên tắc Chịu trách nhiệm độc lập khi cùng thực hiện tội tại Khoản 4 Điều 17 Bộ Luật hình sự 2015. Theo đó, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Lấy một ví dụ cụ thể để làm rõ hơn nguyên tắc này. A và B lên kế hoạch vào ban đêm sẽ đột nhập vào nhà C để ăn trộm. Phân công nhiệm vụ A vào trộm đồ, còn B đứng ngoài canh gác. Tuy nhiên khi A đang lấy đồ thì chủ nhà C bắt quả tang và chống chả. Thấy vậy A liền sử dụng hung khí tấn công C và tẩu thoát gây thương tích cho C.
Xét trường hợp trên, do cả A và B đã bàn bạc và lên kế hoạch với chủ đích là lấy trộm tài sản. Chứ không bàn bạc về việc sẽ tấn công C khi bị phát hiện. Do đó, mặc dù là đồng phạm cùng nhau thực hiện hành vi trộm đồ. Nhưng việc A dùng hung khí trấn áp và cố ý gây thương tích cho C khi bị phát hiện là hành vi vượt quá và nằm ngoài ý chí của B. Bởi vậy hành vi của A cấu thành nên “Tội cướp tài sản“. Còn B thực hiện việc đứng ngoài cửa canh chừng sẽ chỉ cấu thành “Tội trộm cắp tài sản“.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Đồng phạm là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Người giúp sức là người đồng phạm đã cố ý tạo ra những điều kiện vật chất hay tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Người giúp sức là một trong những loại người đồng phạm vi thế việc xác định đúng vai trò của người giúp sức trong đồng phạm; là cơ sở quan trọng trong việc định tội danh và trách nhiệm hình sự.
Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:
– Có từ hai người trở lên và
– Cùng thực hiện tội phạm.
Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó.