Tội phạm là gì theo quy định của Bộ luật hình sự?

bởi
tội phạm là gì

Tội phạm luôn là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người vẫn đang còn chưa hiểu rõ về thế nào là tội phạm và các vấn đề xoay quanh khái niệm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiều hơn tội phạm là gì?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm tội phạm

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật, nhìn chung tội phạm được cho là các hoạt động tiêu cực, các hoạt động tội phạm luôn đi ngược lại các giá trị đạo đức xã hôi, nó gây ra những hậu quả xấu cho xã hội. Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định cụ thể khái niệm Tội phạm như sau:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Từ khái niệm trên, ta có thể nhận thấy rằng, chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại. Đây là hai trong những chủ thể chủ yếu tham gia vào các mối quan hệ pháp luật, xã hội. Tuy nhiên lưu ý rằng, những cá nhân phải là những cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự. Pháp luật hình sự quy định về những người không có năng lực trách nhiệm hình sự là những người chưa đủ 14 tuổi hoặc những người có kết luận giám định y khoa bị mắc chứng bệnh tâm thần hoặc chứng bệnh khác mà không làm chủ được hành vi.

Bên cạnh đó cũng cần làm rõ rằng không phải tất cả các pháp nhân đều có thể chịu trách nhiệm hình sự. Mà chỉ có các pháp nhân thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (ví dụ như công ty TNHH, công ty cổ phân….) thì mới là chủ thể của tội phạm.

Tiếp theo đó là chủ thể nêu trên phải có hành vi cố ý hoặc vô ý thực hiện các hành vi nguy hiểm các xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự 2015 từ Điều 108 tới Điều 425. Các hành vi phạm tội chủ yếu gây nguy hiểm và xâm hại đền chế độ chính trị, nhà nước hoặc tới tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản của những cá nhân, tổ chức khác. Tại Khoản 2 Điều 8 nêu trên cũng quy định về việc căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hại của các hành vi có dấu hiệu tội phạm mà gây tổn thất không đáng kể cho xã hội thì sẽ áp dụng các biện pháp xử lý khác như xử phạt vi phạm hành chính.

Phân loại tội phạm

Pháp luật hình sự Việt Nam phân chia các loại tội phạm thành 4 loại. Căn cứ dựa trên khung hình phạt của các tội phạm được quy định trong Điều 9 Bộ luật hình sự để phân chia như sau:

Điều 9, Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Các hình phạt dành cho tội phạm

Căn cứ theo Điều 32 và 33 Bộ luật hình sự quy định về các hình phạt áp dụng cụ thể cho người phạm tội và pháp nhân thương mại như sau:

Hình phạt dành cho người phạm tội

Hình phạt cho pháp pháp nhân thương mại phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Từ bảng trên, có thể thấy rằng do có sự khác nhau về đặc điểm giữa cá nhân và pháp nhân nên 2 chủ thể này sẽ có những hình phạt khác nhau. Đối với các pháp nhân thương mại thì sẽ không có các hình phạt như phạt cảnh cáo, phạt tù, tử hình cũng như sẽ không thể có các biện pháp sử phạt bổ sung như cấm cư trú, quản chế, tước quyền công dân. 

Câu hỏi thường gặp

Phân loại tội phạm để làm gì?

Việc phân loại các loại tội phạm như vậy nhằm thuận tiền cho việc đánh giá mức độ của tội pháp trong quá trình áp dụng luật. Từ đó, giúp cho những người sử dụng luật có cái nhìn tổng quát hơn về các loại tội phạm

Trường hợp nào phạm tội mà không bị coi là tội phạm?

Ngoài ra cũng có những trường hợp những chủ thể có đầy đủ năng lực hình sự gây ra những hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội nhưng sẽ không bị coi là tội phạm. Cụ thể hơn đó chính là các trường hợp được quy định tại Mục 4 của Bộ luật hình sự về những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự

Các pháp nhân phi thương mại có thể trở thành tội phạm không?

Câu trả lời là không. Đối với các pháp nhân phi thương mại (Ví dụ như các tổ chức chính trị xã hội, các quỹ phi lợi nhuận,…) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà sẽ phải chịu các hình thức xử phạt khác.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về tội phạm là gì. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm