Căn cước công dân là giấy tờ cá nhân quan trọng nhất của mỗi người. Vì vậy, ai cũng có nhu cầu và cần được cấp loại giấy tờ này. Đặc biệt, khi pháp luật đã có quy định thay thế dần chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì sớm hay muộn tất cả mọi người đều phải làm thủ tục này. LSX xin trân trọng giới thiệu thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân, |
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ:
- Luật căn cước công dân 2014
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP
- Thông tư 07/2016/NĐ-CP
- Thông tư 11/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hiện nay mới chỉ có 16 địa phương trên cả nước tiến hành cấp căn cước công dân, đó là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP.HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Bình.
I. Thủ tục xin cấp mới, cấp đổi thẻ căn cước công dân
1. Đối tượng phải thực hiện
- Trẻ em đến 14 tuổi
- Người đã có chứng minh nhân dân (CMND) nhưng bị mất, hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay đi làm lại sẽ được cấp căn cước công dân (CCCD)
- Người đã có CMND nhưng hết hạn (15 năm kể từ ngày cấp) nay đi làm lại sẽ được cấp CCCD
2. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
- Hộ khẩu bản chính
- Tờ khai CCCD
- Giấy xác nhận thông tin cá nhân: Có 2 trường hợp không cần giấy xác nhận này:
- Người từ 14 tuổi đến dưới 15 tuổi
- Người còn CMND cũ thông tin rõ ràng
Trường hợp không còn CMND cũ hoặc còn những không rõ thì bạn phải đi xin xác nhận của công an phường và UBND phường vào giấy xác nhận này.
Hiện nay Việt Nam đang xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, CSDL này khi hoàn thành có thể giúp rút ngắn rất nhiều thủ tục hành chính. Sau này khi CSDL đã có đủ thông tin thì bạn đi làm CCCD không cần phải làm nhiều loại giấy tờ như trong bài này mà chỉ cần duy nhất tờ khai CCCD là làm được.
3. Trình tự, thủ tục:
Nơi nhận hồ sơ:
Bạn có thể nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau nơi mình đang thường trú:
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân do Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức trong trường hợp cần thiết.
Thủ tục:
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, tiến hành chụp ảnh, lăn tay, kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai.
- Cán bộ tiến hành thu lại CMND cũ, cắt góc, trả lại cho bạn (nếu có).
- Bạn nộp lệ phí và nhận giấy hẹn giải quyết.
Thời hạn giải quyết:
- Tại thành phố, thị xã: Không quá 07 ngày làm việc;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc;
- Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày làm việc.
Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, thời hạn thực hiện sẽ được rút ngắn trong tương lai.
II. Thủ tục xin cấp lại thẻ căn cước công dân
1. Đối tượng phải thực hiện
- Người đã có CCCD nhưng bị mất, hỏng phải đi làm lại
2. Thủ tục thực hiện
Tương tự như thủ tục cấp mới, nhưng phải nộp lại CCCD cũ (nếu có). Tuy nhiên, thời hạn giải quyết có sự khác biệt:
Thời hạn giải quyết:
- Tại thành phố, thị xã: Không quá 15 ngày làm việc;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc;
- Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày làm việc.
Trên đây là toàn bộ quy trình thủ tục bạn cần thực hiện khi tiến hành xin cấp CCCD. Hiện nay thì CCCD mới chỉ cấp tại một số địa phương, nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ được sử dụng trên toàn quốc. Do đó, bạn hãy lưu lại bài viết này ngay để tránh bỡ ngỡ và mất thời gian khi làm thủ tục nhé.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102