Chê bai người khác và hậu quả khôn lường!!

bởi Luật Sư X
chê bai

Bất kỳ ai trong số chúng ta cũng đã từng phải trải qua cảm giác bị người ngoài chê bai hoặc nói xấu vì cuộc sống khó có ai hoàn hảo hoàn toàn, nhưng liệu pháp luật có chế tài nào để bảo vệ cho nạn nhân của những lời chê bai vô tình hoặc có chủ ý xúc phạm người nghe hay không? Câu trả lời sẽ được gửi đến bạn đọc trong bài viết sau đây.


Căn cứ:

  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

 

Nội dung tư vấn:

1. Các mức xử phạt với hành vi chê bai, xúc phạm người khác

Hiện nay thì việc bị chê: béo quá, gầy quá, xấu quá, ngu ngốc quá… trong phạm vi nhỏ hay công khai trong xã hội đã không còn xa lạ, nhất là khi mạng xã hội phát triển thì các hành vi thô tục này lại càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể đối với các hành vi chê bai, chế nhạo này, cụ thể tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có ghi rõ:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Như vậy, với các hành vi đơn thuần là bạn bè nói trêu đùa nhau để vui vẻ thì sẽ không sao. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp những lời nói, cử chỉ chê bai, chế nhạo không còn vui nữa mà nó trở thành sự xúc phạm, ảnh hưởng đến tâm lý người bị chê và đôi khi còn dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt cụ thể: từ 100.000đ đến 300.000đ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Trong nhiều trường hợp, những lời nói, cử chỉ thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác còn đi kèm với hành động như: đánh đập bằng tay hoặc sử dụng hung khí nguy hiểm thì sẽ bị xử lý Hình sự và mức phạt có thể lên đến Phạt tù có thời hạn theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

 

2. Cách xử lý của nạn nhân khi bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự

Trong trường hợp bị người khác chê bai, chế nhạo đến mức người nghe cảm thấy bị xúc phạm hoặc bị tổn thương tinh thần thì người này có thể lên Cơ quan công an để trình báo về sự việc. Tuy nhiên, để có thể xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự đối với các hành vi sử dụng những lời nói, cử chỉ thô bạo, trêu ghẹo, khiêu khích và gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì nạn nhân cần phải chứng minh được những lỗi đó. 

Từ đó, Cơ quan công an có thể dựa vào những căn cứ, bằng chứng bày để chứng minh lỗi của người đã gây ra các hành vi kể trên. Sau đó sẽ xem xét các biện pháp giải quyết một cách phù hợp để áp dụng đối với các hành vi trêu ghẹo, xúc phạm này.

Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể chứng minh được lỗi và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính cũng như hình sự đối với các hành vi có lời nói, cử chỉ trêu ghẹo, chê bai,.. người khác là vô cùng ít, bởi lời nói thoáng qua, để có thể lưu lại làm bằng chứng bằng các thiết bị ghi âm, ghi hình thì rất khó. 

Vì vậy, nếu gặp phải những hành vi xúc phạm, mệt thị kể trên thì nạn nhân có thể chọn cách tránh xa những chủ thể đó. Còn nếu những chê bai, chòng ghẹo này khiến bản thân cảm thấy bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây tổn thương về mặt tinh thần, sức khỏe thì có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ ghi âm, ghi hình và cố gắng ghi lại nhiều nhất có thể những bằng chứng về hành vi mệt thị này để tố cáo ra cơ quan công an. 
Hiện nay, việc bị trêu ghẹo ác ý trong môi trường sư phạm cũng ngày càng gia tăng và để lại những hậu quả khôn lường khi tâm sinh lý của các em nhỏ vị thành niên vẫn còn rất non nớt. Vì thế, trong những trường hợp nạn nhân là trẻ dưới 18 tuổi thì có thể nhờ cậy đến sự can thiệp của phụ huynh, giáo viên và nhà trường để từ đó có những biện pháp bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

 

Quý khách có thể xem thêm bài viết:

 

Khuyến nghị: 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm