Cải tạo không giam giữ là gì?

bởi
cải tạo không giam giữ

Pháp luật Việt Nam đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhân thân người phạm tội, quan hệ xã hội bị xâm phạm, thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho xã hội, ý thức chủ quan của người phạm tội mà pháp luật quy định các hình phạt tương xứng. Trong các hình phạt đó, có một loại hình phạt được coi là nhẹ hơn hình phạt tù là cải tạo không giam giữ. Trong nội dung bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các quy định pháp luật về hình phạt này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cải tạo không giam giữ là gì?

Hình phạt cải tạo không giam giữ đã được pháp luật quy định tại Điều 36 Bộ luật hình sự; theo đó:

  • Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng; phạm tội nghiêm trọng; có nơi làm việc ổn định; có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
  • Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập; UBND xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc UBND cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
  • Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước.
  • Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm; bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai; đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi; người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo; người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Hình phạt này là hình phạt nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo được lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình; không bị cách ly khỏi xã hội.

Những điều cần lưu ý khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ

Thứ nhất, Cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục không được tự đặt thêm những hạn chế về quyền; nghĩa vụ công dân của người bị kết án;

Thứ hai, Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính; cho nên Toà án còn có thể quyết định thêm hình phạt bổ sung mà Bộ luật có quy định đối với tội đó;

Thứ ba, việc khấu trừ thu nhập của người bị kết án để sung quỹ Nhà nước không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp. Việc khấu trừ thu nhập còn phụ thuộc vào tính chất; mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và tài sản của người phạm tội; Tòa án sẽ quyết định cụ thể mức khấu trừ là bao nhiêu.

Thứ tư, nếu người bị phạt cải tạo không giam giữ là người chưa thành niên thì không khấu trừ thu nhập của người đó;

Thứ năm, hình phạt cải tạo không giam giữ có thể áp dụng với cả quân nhân phạm tội.

Phân biệt cải tạo không giam giữ và án treo

Những điểm giống

Giống với án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội; cụ thể:

  • Người được áp dụng hai biện pháp này không phải ngồi tù; được tự do sinh sống ngoài xã hội với điều kiện người đó phải có nơi cư trú rõ ràng; nơi làm việc ổn định.
  • Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát; giáo dục các đối tượng là: Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc; Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát; giáo dục người đó.
  • Người được áp dụng hai biện pháp này sẽ phải: Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; nội quy, quy chế của nơi cư trú; làm việc;  Phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan; tổ chức được giao giám sát, giáo dục;…

Sự khác biệt

Tiêu chíÁn treoCải tạo không giam giữ
Căn cứ pháp lý

– Điều 65 Bộ luật Hình sự

– Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối caoLuật Thi hành án hình sự 201

9

– Điều 36 Bộ luật Hình sự

– Nghị định 60/2000/NĐ-CP của Chính phủ

– Luật Thi hành án hình sự 201

9
Định nghĩaLà biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện; được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm; căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.Là hình phạt nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ được lao động; học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình.
Bản chấtLà một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.Là hình phạt chính
Điều kiện áp dụng

– Hình phạt đối với người vi phạm pháp luật ở mức độ ít nghiêm trọng, bị xử phạt tù không quá 03 năm.

-Có nhân thân tốt; có nhiều tình tiết giảm nhẹ; xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được.

– Không có tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định

– Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng; phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định.

– Có nơi làm việc ổn định; có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Thời gian thử thách

Kèm theo thời gian thử thách và trong thời gian này; nếu người bị án treo phạm tội mới, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó; tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước.

Thời gian thử thách của án treo từ 01 đến 05 năm.

Áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X; hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Cải tạo không giam giữ có bị coi là có tiền án không?

Tiền án chính là việc một người có hành vi vi phạm pháp luật và sau đó bị xử phạt; kết án, đồng thời những bản án đó chính thức có hiệu lực pháp luật mà người phạm tội cần phải chấp hành; là đã thực hiện chấp hành xong nhưng chưa hết thời gian xóa án tích.
Cải tạo không giam giữ chính là một hình phạt chính theo quy định của bộ luật hình sự tức là người đó đã bị kết án; vì vậy nếu một người bị kết án cải tạo không giam giữ và chưa hết thời gian xóa án tích thì vẫn coi là có án tích.

Trường hợp được miễn chấp hành cải tạo không giam giữ?

Theo Điều 62 Bộ luật hình sự, được miễn chấp hành khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Sau khi bị kết án đã lập công;
– Mắc bệnh hiểm nghèo;
– Chấp hành tốt pháp luật; có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Trường hợp được giảm hình phạt?

Căn cứ Điều 63 Bộ luật Hình sự; người bị kết án cải tạo không giam giữ nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định; có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền; Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạnđối với hình phạt cải tạo không giam giữ.Một người có thể được giảm nhiều lần; nhưng phải bảo đảm chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm