Nhờ cháu viết hộ di chúc có được không?

bởi Quỳnh
Nhờ cháu viết hộ di chúc có được không?

 

Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp vấn đề như sau rất mong được tư vấn. Bà tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi. Do tuổi cao mắt kém nên bà tôi đã nhờ tôi là cháu nội của bà viết di chúc hộ rồi bà ký tên. Lúc tôi viết thì không có ai làm chứng. Vậy việc bà tôi nhờ cháu viết hộ di chúc thì bản di chúc đó có hợp pháp không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật thừa kế của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nội dung tư vấn

Điều kiện để di chúc hợp pháp là gì?

Trước tiên, muốn biết nhờ cháu viết hộ di chúc có được hay không thì ta phải kiểm tra điều kiện để di chúc hợp pháp. Căn cứ tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, một bản di chúc hợp pháp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể:

Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

b) Người lập di chúc tự nguyện:

Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Vì vậy, việc phá vỡ sự thống nhất này sẽ làm mất đi tính tự nguyện của người lập di chúc. Sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp sau:

  • Người lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa về thể chất (đánh đập, giam giữ…); hoặc về tinh thần (dọa làm một việc khiến người lập di chúc bị mất uy tín, danh dự…).
  • Di chúc do họ lập trên cơ sở bị lừa dối như làm tài liệu giả…

Đây chính là một trong những lý do khiến việc nhờ cháu viết hộ di chúc có thể bị nghi ngờ về tính hợp pháp.

c) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội:

Nôi dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; phân định di sản thừa kế; đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế… Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với các quy định của Nhà nước và không trái với đạo đức xã hội; tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

d) Hình thức của di chúc không được trái quy định của pháp luật:

Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc; là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc; là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy, di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định.

Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Pháp luật quy định có 2 loại hình thức:

– Hình thức văn bản: là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy); có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hình thức miệng: toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời nói.

Xem thêm: Nên hay không nên sử dụng mẫu di chúc trên mạng?

Nhờ cháu viết hộ di chúc thì bản di chúc đó có hợp pháp không?

Căn cứ tại Điều 633 và Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản như sau:

“Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”

“Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”

Việc bà bạn nhờ cháu viết hộ di chúc do tuổi cao mắt kém; và bà bạn tự ký vào di chúc là điều pháp luật không cấm. Nhưng bản di chúc đó chỉ hợp pháp khi đồng thời đáp ứng các điều kiện tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015; và có ít nhất hai người làm chứng. Bà của bạn phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của bà bạn; và ký vào bản di chúc này. Do đó, trong trường hợp của bạn, bản di chúc của bà nội bạn là không hợp pháp.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu viết di chúc và sử dụng dịch vụ luật sư thừa kế: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người viết hộ di chúc có được làm chứng di chúc hay không?” answer-0=”Căn cứ Điều 632 và Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết ra bản di chúc; thì có thể nhờ người viết hộ nội dung di chúc theo nguyện vọng; mong muốn của người đó truyền đạt lại. Người viết hộ di chúc có thể đồng thời là người làm chứng; nếu thỏa mãn các điều kiện về người làm chứng cho việc lập di chúc. Tuy nhiên, ngoài người này ra còn phải có thêm một người khác cũng đồng thời chứng kiến quá trình lập di chúc; thì di chúc đó mới được pháp luật công nhận.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Lập di chúc có cần chữ ký của tất cả các con không?” answer-0=”Cha, mẹ khi lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình; mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào; kể cả con cái của người đó. Hay nói cách khác, cha, mẹ khi lập di chúc thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế; và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dự vào ý chí của chính người lập di chúc là cha hoặc mẹ. Trong di chúc của cha, mẹ, những người con không được phép làm chứng. Đồng nghĩa, bản di chúc của cha, mẹ không thể có chữ ký của các người con. Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: https://lsx.vn/con-cai-co-phai-ky-ten-vao-di-chuc-cua-bo-me-hay-khong/” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Cô ruột chết cháu có được hưởng di sản thừa kế không?” answer-0=”Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế thì người cháu không phải hàng thừa kế thứ nhất của cô ruột; mà thuộc hàng thừa kế thứ ba; tức là chỉ khi nào không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất; và thứ 2 được hưởng thừa kế thì mới xét đến hàng thừa kế thứ 3.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm