Người được kết nạp vào Đảng sẽ phải trải qua thời gian dự bị trong vòng 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian dự bị đó, chi bộ sẽ tiếp tục giáo dục, rèn luyện để Đảng viên này rèn luyện tiến bộ. Do đó, trong thời gian dự bị, đảng viên cần nắm rõ các quy định về đảng viên dự bị để không bị xóa tên ra khỏi danh sách Đảng viên dự bị. Dưới đây là Những quy định về đảng viên dự bị cần nắm rõ năm 2022 của LSX, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011
- Quy định 30-QĐ/TW năm 2016
- Quy định 29-QĐ/TW
- Quyết định số 342/QĐ-TW năm 2010
Đảng viên dự bị là ai?
Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 định nghĩa Đảng viên như sau:
“Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.“
Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 được kết nạp Đảng thì quần chúng sẽ được đứng trong hàng ngũ Đảng viên. Tuy nhiên, không phải mọi Đảng viên đáp ứng đủ các điều kiện đó đều được trở thành Đảng viên chính thức.
Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định:
“ 1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.”
Như vậy có thể hiểu, Đảng viên dự bị là người được kết nạp vào Đảng nhưng chưa được đứng trong hàng ngũ Đảng viên chính thức mà sẽ có 12 tháng “thử thách” để rèn luyện tiến bộ. Hết thời gian dự bị 12 tháng này, Đảng viên dự bị mới được xem xét, biểu quyết để được kết nạp Đảng.
Tuy nhiên, không phải Đảng viên dự bị nào cũng có thể được kết nạp vào Đảng. Theo khoản 2 Điều 5 Điều lệ Đảng, nếu Đảng viên dự bị không đủ tư cách Đảng viên thì chi bộ sẽ đề nghị lên cấp có thẩm quyền để xoá tên người này trong danh sách Đảng viên dự bị.
Đảng viên dự bị có những quyền gì?
Theo điều 3 Điều lệ Đảng thì quyền của Đảng viên dự bị bao gồm như sau:
“Điều 3.
Đảng viên có quyền :
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.“
Như vậy, so với Đảng viên chính thức thì Đảng viên dự bị chỉ không có quyền biểu quyết, quyền ứng cử và quyền bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đảng viên dự bị có phải đóng Đảng phí không?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị trong vòng 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện để Đảng viên này rèn luyện tiến bộ.
Đồng thời, các đối tượng phải đóng Đảng phí được Bộ Chính trị quy định tại Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-TW ngày 28/12/2010 cụ thể bao gồm:
– Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
– Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế;
– Đảng viên khác ở trong nước bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…;
– Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.
Đặc biệt, dù Đảng viên đã được miễn sinh hoạt Đảng nhưng theo quy định tại Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 26/3/2009 thì Đảng viên vẫn phải giữ gìn tư cách Đảng viên và đóng Đảng phí theo quy định.
Như vậy, khi đã là Đảng viên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp Đảng phí mà không phân biệt là Đảng viên chính thức hay Đảng viên dự bị.
Đảng viên dự bị bị kỷ luật có được chuyển chính thức?
Theo quy định, khi muốn trở thành Đảng viên chính thức thì người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian dự bị này, người được kết nạp vẫn phải tiếp tục rèn luyện để đủ điều kiện, tư cách trở thành Đảng viên chính thức.
Sau khi hết thời gian dự bị sẽ có 02 trường hợp xảy ra:
– Nếu đủ tư cách Đảng viên thì được xét công nhận Đảng viên chính thức từng người một;
– Nếu không đủ tư cách Đảng viên thì sẽ bị xóa tên trong danh sách Đảng viên dự bị.
Đồng nghĩa với việc sau khi dự bị 12 tháng, nếu đủ tư cách Đảng viên thì được xét chuyển chính thức, nếu không đủ tư cách Đảng viên thì bị xóa tên trong danh sách Đảng viên dự bị và không được xét chuyển chính thức.
Ngoài ra, theo Điều 35 Điều lệ Đảng, Đảng viên dự bị sẽ bị kỷ luật theo 02 hình thức là khiển trách và cảnh cáo. (không giống Đảng viên chính thức bị kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ khỏi Đảng).
Bên cạnh đó, tại điểm 2.3 khoản 2 Điều 35 mục II Quy định 30-QĐ/TW năm 2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định:
“Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận Đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách Đảng viên thì xóa tên trong danh sách Đảng viên.“
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rằng Đảng viên dự bị bị kỷ luật thì khi hết thời gian dự bị vẫn được xem xét công nhận Đảng viên chính thức. Chỉ khi không còn đủ tư cách Đảng viên, bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên thì Đảng viên dự bị mới không được chuyển chính thức.
Đảng viên dự bị có được cấp thẻ Đảng không?
Tại Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định thẻ Đảng viên được phát cho Đảng viên chính thức, chi bộ tổ chức phát thẻ cho Đảng viên trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Nếu Đảng viên thuộc Đảng bộ ngoài nước thì Đảng ủy ngoài nước xem xét, ra quyết định phát thẻ Đảng viên.
Như vậy, có thể thấy rằng thẻ Đảng viên chỉ được phát cho Đảng viên đã chính thức được kết nạp vào Đảng. Đồng nghĩa với việc Đảng viên dự bị không được phát thẻ Đảng viên.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Những quy định về đảng viên dự bị cần nắm rõ năm 2022” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ đổi tên khai sinh Bắc Giang… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Kỷ luật đảng viên quan hệ bất chính như thế nào?
- Mất thẻ đảng viên bị xử lý như thế nào?
- Trách nhiệm của cán bộ đảng viên khi tham gia mạng xã hội là gì?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 5 Điều lệ Đảng khẳng định:
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
Theo đó, không phải sau khi đã trở thành Đảng viên dự bị thì sẽ mặc định trở thành Đảng viên chính thức. Sau thời gian dự bị là 12 tháng, nếu đủ tư cách Đảng viên thì Đảng viên dự bị mới được xem xét công nhận Đảng viên chính thức. Ngược lại, nếu không đủ tư cách thì sẽ bị xoá tên trong danh sách Đảng viên dự bị.
Hình thức kỷ luật Đảng viên nói chung, Đảng viên dự bị nói riêng được nêu tại khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng như sau:
“2. Hình thức kỷ luật:
– Đối với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.“
Như vậy, so với Đảng viên chính thức thì Đảng viên dự bị chỉ bị khiển trách và cảnh cáo mà không bị cách chức (nếu có chức vụ) và bị khai trừ khỏi Đảng. Chỉ khi không đủ tư cách Đảng viên thì Đảng viên dự bị mới bị xoá trên trong danh sách Đảng viên dự bị.
Mặc dù hình thức kỷ luật ít hơn nhưng về nguyên tắc thì mọi Đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Khi xem xét kỷ luật Đảng viên, tổ chức Đảng căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân, động cơ của hành vi vi phạm cùng hoàn cảnh cụ thể, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, ý thức, thái độ tiếp thu và kết quả sửa chữa, khắc phục… để xem xét hình thức kỷ luật phù hợp.