Ưu điểm của căn cước công dân gắn chip theo quy định mới 2022

bởi Thu Thủy
Ưu điểm của căn cước công dân gắn chip theo quy định mới 2022

Thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử đang từng bước dần trở thành giải pháp quản lý tối ưu mà nhiều nước trên thế giới đã và đang được áp dụng vì tính ưu việt cũng như tạo sự thuận lợi khi sử dụng cho công dân. Vì những tính chất ưu việt đó mà trong thời gian gần đây, Nhà nước và các Cơ quan ban ngành đốc thúc kêu gọi, khuyến khích người dân đi đổi thẻ Căn cước công dân có gắn chip. Vậy những ưu điểm mà căn cước công dân gắn chip hiện nay mang lại là gì mà được ưu ái đến như vậy? Sau đây, cùng Luật sư X đi tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý:

Căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước gắn chip là thiết bị nhận dạng thông minh, cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu và đang được nhiều nước châu Âu sử dụng.

Trước đây, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.

Đến năm 2015 khi Luật căn cước công dân năm 2014 bắt đầu có hiệu lực thì phát sinh thêm một loại giấy tờ tùy thân khác đó chính là căn cước công dân và được quy định tại khoản 1, Điều 3 của văn bản luật trên như sau: ”Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”.

Thẻ căn cước gắn chip hay còn có tên gọi khác là thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Như vậy, có thể hiểu, Căn cước công dân gắn chip về cơ bản, vẫn là Căn cước công dân nhưng được tích hợp thông tin, dữ liệu của tất cả các giấy tờ tùy thân khác như bảo hiểm hay bằng lái về một thẻ duy nhất.

Những ai phải đi đổi căn cước công dân gắn chip?

Nhiều người cho rằng khi ra mắt thẻ loại hình thẻ cắn cước công dân mới này thì tất cả mọi công dân dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch đều phải đồng loạt đi đổi sang CCCD có gắn chip. Tuy nhiên, không phải vậy, dưới đây là 2 trường hợp bắt buộc đổi và không bắt buộc đổi thẻ CCCD gắn chip.

Trường hợp bắt buộc đổi: Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và Căn cước công dân mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới. Từ trên xuống là Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và Căn cước công dân hiện hành

Trường hợp không bắt buộc đổi: Những người có Chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch còn hạn sử dụng, không bị hỏng, rách vẫn được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn. Ngoài ra, những người có nhu cầu đổi sang Căn cước công dân gắn chip cũng có thể làm thủ tục để đổi.

Vì thế, nếu thời điểm hiện nay, công dân đang dùng chứng minh nhân dân/căn cước công dân thuộc một trong các trường hợp trên thì phải đi đổi sang căn cước công dân gắn chip. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, người dân có thể yêu cầu đổi sang căn cước công dân gắn chip mà không cần bất cứ lí do nào.

Ưu điểm của căn cước công dân gắn chip theo quy định mới 2022
Ưu điểm của căn cước công dân gắn chip theo quy định mới 2022

Ưu điểm của công cước công dân gắn chip

Sở dĩ nhà nước khuyến khích người dân đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip là vì loại thẻ này có rất nhiều ưu điểm:

  • Độ bảo mật cao, chỉ chủ thẻ mới sử dụng được, nếu bị mất cũng không gặp rủi ro.
  • Cho phép tích hợp nhiều ứng dụng như chữ ký số, xác thực sinh trắc học,…
  • Giảm chi phí cho hoặt động công chứng.
  • Tích hợp thêm các thông tin BHYT, BHXH, bằng lái xe,… nên chủ thẻ không cần phải mang các loại giấy tờ khác trong người.
  • Phòng tránh, ngăn chặn hành vi giả mạo giấy tờ.
  • Tích hợp mã QR, tiết kiệm thời gian trình báo giấy tờ.

Thông tin cá nhân được bảo mật cao 

Thẻ CCCD gắn chip điện tử được gắn 1 con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM. Chip điện tử sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. 

Ngoài ra chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip người dân có thể hoàn toàn yên tâm bởi thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.

Ngoài ra, khi đề xuất sử dụng CCCD có gắn chíp điện tử, Bộ Công an đã xây dựng phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chip. Phương án bảo mật này được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu, bảo đảm bảo mật trước khi đưa vào phát hành sử dụng rộng rãi trong xã hội.

Thiếu tướng, TS. Lê Minh Quý, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Bộ Công an – đơn vị được Bộ Công an giao chủ trì nghiên cứu, chế tạo mẫu thẻ CCCD gắn chip và chịu trách nhiệm kỹ thuật bảo an, bảo mật cho thẻ CCCD gắn chip đã chia sẻ rằng:

“Người dân có thể yên tâm sử dụng và không cần lo lắng về nguy cơ thẻ của mình bị giả mạo hoặc bị lợi dụng danh tính khi bị mất thẻ, bởi thẻ CCCD gắn chip được thiết kế bảo an, chống làm giả ở mức độ rất cao, có những yếu tố đặc biệt chỉ có thể được nhận diện tại Trung tâm Kỹ thuật tài liệu nghiệp vụ, Viện Khoa học và Công nghệ Bộ Công an”.

Tránh giả mạo giấy tờ

Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng công nghệ sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ là gần như bất khả thi. Ngoài 1 con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin. 

Mặt khác, việc xác thực danh tính có thể thực hiện trực tiếp mà không cần kết nối Internet tạo thuận lợi rất nhiều khi thực hiện các giao dịch, kiểm tra hay giám sát thông tin bằng các thiết bị khác.

Tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ căn cước công dân gắn chip

Một trong những ưu điểm lớn của thẻ CCCD gắn chip được đánh giá cao đó là thẻ có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; sổ BHXH; sổ hộ khẩu; tạm trú tạm vắng…

Nhờ việc tích hợp được nhiều loại giấy tờ thẻ CCCD gắn chip trở nên vô cùng thuận tiện. Thay vì việc phải làm và mang theo rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau thì người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip để làm mọi giao dịch.

Một số lưu ý khác:

– Thẻ CCCD có gắn chíp điện tử không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.

– Trong trường hợp bị mất thẻ CCCD gắn chíp, người dân cũng không có nguy cơ lộ lọt thông tin. Vì vậy, người dân không nên hoang mang, lo lắng khi làm loại thẻ này.

– Lợi ích và hiệu quả của việc làm thẻ CCCD là rất rõ ràng khi công dân được đảm bảo quyền lợi về CCCD, được phục vụ giao dịch cá nhân nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại. Cùng với đó, các cơ quan nhà nước kết nối, khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý nhanh chóng, chính xác, độ tin cậy cao; minh bạch hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trả kết quả của các dịch vụ hành chính công, tiến tới xây dựng Chính phủ số, Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ưu điểm của căn cước công dân gắn chip theo quy định mới 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, sai thông tin trên căn cước công dân, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đổi sang căn cước công dân gắn chip có cần làm lại các giấy tờ khác?

Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.
Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.

Hình dáng của thẻ căn cước công dân gắn chip như thế nào?

Thẻ Căn cước công dân hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn, chiều dài 85,6 mm, chiều rộng 53,98 mm, độ dày 0,76 mm.
Về nội dung, mặt trước thẻ căn cước công dân gồm các thông tin: Hình Quốc huy nước Việt Nam với đường kính 12mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30mm; có giá trị đến ở phía bên trái, từ trên xuống.
Tiêu ngữ, tên thẻ, biểu tượng của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử; số; tên, tuổi, quê quán, ngày sinh, giới tính, quốc tịch… sẽ nằm phía bên trái, từ trên xuống.
Mặt trước thẻ còn có phôi bảo an để chống làm giả. Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin như: Đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân ; chức danh của người có thẩm quyền cấp thẻ; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử ở phía bên trái, từ trên xuống.

Mức lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip năm 2022 là bao nhiêu?

Mức lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip năm 2022 như sau:
1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm