Quy định về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam năm 2022

bởi Bảo Nhi
Quy định về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình luôn là một trong những quan hệ cực kì phức tạp. Hôn nhân đồng giới là vấn đề nhạy cảm rất cao không chỉ ở Việt Nam, ặc dù trong xã hội hiện nay có cái nhìn tích cực hơn về người đồng tính nhưng vẫn chưa ủng hộ họ có quyền đầy đủ như người dị tính. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Hôn nhân đồng giới là gì?

Hôn nhân đồng giới được hiểu đơn giản là việc kết hôn của những người có cùng giới tính với nhau, hay họ còn được gọi là người đồng tính. Sau khi kết hôn, họ chung sống với nhau như vợ chồng, có thể là hai người đồng tính nam hoặc hai người đồng tính nữ.

Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là “hôn nhân bình đẳng” hay “bình đẳng hôn nhân”; thuật ngữ này thường được sử dụng phổ biến từ những người ủng hộ.

Quy định về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: 

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Và cũng căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện của việc kết hôn quy định:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy có nghĩa rằng, pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ – chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Kết hôn giữa những người đồng có bị xử phạt không?

Nếu như trước đây, Nghị định 87/2011/NĐ-CP có quy định:

Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

Thì hiện nay, theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP có quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn; vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng). Còn hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã được bãi bỏ.

theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước. Đồng thời mối quan hệ vợ chồng đó sẽ không được điều chỉnh bởi các chế định về hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình. 

Quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới

Quy định về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
Quy định về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định này đã mở ra cơ hội được “kết hôn” cho Cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế nhưng không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Bởi lẽ, kết hôn đồng giới không được Nhà nước thừa nhận nên cuộc hôn nhân đó sẽ không được pháp luật bảo vệ trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

+ Thứ nhất, về quan hệ nhân thân, giữa họ sẽ không có một ràng buộc nào về mặt pháp lý. Tất nhiên, quan hệ giữa họ không được gọi là quan hệ vợ chồng cho nên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Họ sẽ không được cấp “giấy đăng ký kết hôn”. Điều này đặt ra câu hỏi, đứa con do họ nhận nuôi sẽ được cấp giấy khai sinh như thế nào? Vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngõ vì không xác định được cha và mẹ.

+ Thứ hai, về quan hệ tài sản, giữa họ cũng sẽ không có “chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân”. Tức là quan hệ tài sản giữa họ “trong thời kỳ hôn nhân” không được pháp luật bảo vệ. Như vậy, nếu có phát sinh tranh chấp, tài sản giữa họ sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự.

Cuộc hôn nhân có một trong hai là người chuyển giới thì có được công nhận không?

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

“Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.”

+ Thứ nhất, chúng ta cần xác định nếu trường hợp vợ hoặc chồng sau khi chuyển giới thì cuộc hôn nhân đó sẽ trở thành hôn nhân đồng giới.

+ Thứ hai, căn cứ vào Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hai người này đã vi phạm điều kiện kết hôn. Do đó, đây thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật theo Khoản 6, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”

au khi chuyển đổi giới tính, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.

Như vậy, sau khi chuyển giới; đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển; và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.

Hiện nay, quy định về kết hôn đồng giới tại Việt Nam đã mở hơn rất nhiều. Mặc dù không còn cấm nhưng Việt Nam cũng không công nhận mối quan hệ này.

+ Việc xử lý và hậu quả pháp lý của việc xử lý kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

“Điều 11: Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 12: Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này”.

Thủ tục xác định lại giới tính như thế nào?

  • Đối với người dưới 18 tuổi:

+ 02 tờ khai (theo mẫu) cha và mẹ (mỗi người khai 01 bản) hoặc người đại diện theo pháp luật.

+ 01 bản chính giấy khai sinh.

+ 01 bản sao giấy khai sinh mới nhất.

+ 01 bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu.

+ 01 bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu của cha và mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.

+ 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ.

+ Văn bản kết luận của tổ chức ý tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.

+ Các giấy tờ có liên quan chứng minh đến việc yêu cầu xác định lại giới tính.

  • Đối với người đủ 18 tuổi trở lên:

+ 01 tờ khai (theo mẫu).

+ 01 bản chính giấy khai sinh.

+ 01 bản sao giấy khai sinh mới nhất.

+ 01 bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu.

+ Văn bản kết luận của tổ chức ý tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.

+ Các giấy tờ có liên quan chứng minh đến việc yêu cầu xác định lại giới tính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam ”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến việc công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Kết hôn đồng giới có bị xử phạt hành chính không?

Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; Hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã được bãi bỏ.

Việt Nam có cho phép chuyển giới không?

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm