Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?

bởi Thanh Tri
Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Hữu Thành, hiện tại tôi đang làm việc tại công ty vận tải hàng hóa chuyên vận chuyển thủy hải sản tại Tp Hà Nội đi các tỉnh thành, có thắc mắc tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể như sau: Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc: “Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?“. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

Cơ sở pháp lý

Định nghĩa thế nào là kinh doanh vận tải?

Xe kinh doanh vận tải có nhiều trọng tải khác nhau. Và là xe kinh doanh vận tải, nếu mục đích sử dụng thuộc các trường hợp sau đây:

  • Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
  • Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
  • Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Cũng theo nghị định 86, tất cả các xe tải kinh doanh vận tải đều phải gắn logo và làm phù hiệu xe. Đây là quy định mang tính bắt buộc. Nếu không thực hiện, mức phạt tối đa có thể lên đến 12 triệu đồng.

Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

  • Đối với các đơn vị cũng như doanh nghiệp kinh doanh cần phải có trụ sở tại các thành phố trực thuộc trung ương và phải có từ 10 xe trở lên.
  • Với các đơn vị, doanh nghiệp có trụ sở tại các thành phố khác phải có từ 5 xe trở lên.
  • Với các đơn vị, doanh nghiệp có trụ sở đặt tại các huyện nghèo cần phải có 3 xe trở lên.
  • Khi các đơn vị, doanh nghiệp muốn kinh doanh cần phải nêu rõ những thông tin như về cơ cấu tổ chức, thông tin của người điều hành, trình độ, chuyên môn, phương án tổ chức và quản lý, theo dõi lắp đặt thiết bị.
    Các đơn vị cần phải nêu rõ hình thức kinh doanh vận tải, phạm vi hoạt động, chế độ sửa chữa và bảo dưỡng, nơi đỗ xe.

Khi thực hiện kinh doanh vận tải:

  • Xe ô tô vận tải kinh doanh hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp theo đúng hợp đồng thuê phương tiện của đơn vị kinh doanh với cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Trước ngày 01/07/2021 những xe ô tô kinh doanh vận tải có đầu kéo, xe container phải lắp camera để thuận tiện cho việc lưu trữ hình ảnh trong quá trình tham gia giao thông.

Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải

Đối với những loại xe hoạt động kinh doanh vận tải phải đảm bảo việc đăng ký và gắn phù hiệu. Giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu là căn cứ xác định quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của chủ xe.

Theo quy định, biển số vàng được áp dụng cho các loại xe sau: Xe chở khách theo tuyến cố định; xe buýt theo tuyến cố định; xe taxi; xe chở khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định; xe chở khách du lịch. Đây cũng chính là các phương tiện buộc phải đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định.

Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?
Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?

Các mục đích di chuyển của phương tiện được hiểu theo quy định tại Điều 3 của Nghị định như bên dưới:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
  2. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Trong đó:
    • a) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    • b) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.
  2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
  3. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
  4. Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.”

Như vậy: Xe kinh doanh vận tải và các phương tiện cần đăng ký mục đích kinh doanh vận tải. Việc đăng ký xe kinh doanh vận tải là bắt buộc và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình khai thác, sử dụng phương tiện. Thông qua đó, việc quản lý hoạt động này của nhà nước cũng trở lên hiệu quả, dễ dàng hơn. Đồng thời thông qua việc đăng ký theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật, người tham gia đinh doanh vận tải được đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng trong quá trình kinh doanh.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Giấy xác nhận thông tin về cư trú. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh vận tải là gì?

Hộ kinh doanh là loại hình hình doanh nghiệp phù hợp với những cá nhân mông muốn thành lập một chủ thể kinh doanh với số vốn khiêm tốn và giới hạn về số lượng nhân công. Đây cũng là một trong những loại hình kinh doanh được các chủ thể lựa chọn khi có ý định kinh doanh dịch vụ vận tải.

Vận tải nội bộ là gì?

Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại.

Việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế được gọi là gì?

Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau. Vận chuyển hàng hoá quốc tế được tiến hành thông qua hoạt động chuyên môn của các tổ chức vận chuyển chuyên ngành thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm