Chào Luật sư, tôi có nuôi 2 đứa con học trường Đại học quốc tế. Trong mùa dịch tôi làm ăn không được tốt nên phải đi vay tiền. Tôi vừa vay tiền của ngân hàng vừa vay của Công ty tài chính. Giờ con tôi đã học xong và đang đi làm. Hôm qua họ gọi và đòi kiện tôi ra tòa. Tôi có giải thích cho tôi thêm thời gian vì con tôi sẽ phụ tôi trả nợ nhưng họ không chịu. Tôi nợ quá hạn hơn 3 tháng rồi. Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Nợ ngân hàng là gì?
Nợ ngân hàng chúng ta có thể hiểu cơ bản chính là các khoản vay tiền trả góp theo tháng, vay tín chấp, vay thế chấp tại ngân hàng của các chủ thể. Nợ ngân hàng bao gồm các khoản vay thế chấp, vay tín chấp, vay trả góp cùng với nhiều các khoản vay khác. Các khoản vay ngân hàng trên thực tế sẽ đều có hợp đồng có chữ ký của cả bên cho vay và người đi vay. Đặc biệt trong hợp đồng thì cũng cần phải ghi rõ về số tiền vay, thời gian, lãi suất, quy định cụ thể.
Nếu khách hàng tới hạn trả nợ mà không trả thì sẽ được gọi là nợ quá hạn. Lúc này ngân hàng cũng sẽ tính thêm phí phạt và đưa vào danh sách nợ xấu.
Chủ thể là người đi vay tiền sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán và trả nợ gốc, lãi theo đúng thời gian quy định pháp luật và quy định của ngân hàng. Nếu như các chủ thể thực hiện việc trả chậm hoặc không trả thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự. Việc các chủ thể không thanh toán tiền cho ngân hàng thì các chủ thể đó sẽ gặp phải các rắc rối sau.
– Điểm tín dụng của các chủ thể bị giảm và rơi vào tình trạng nợ xấu.
– Chủ thể sẽ bị khởi kiện nếu như quá hạn trong một thời gian dài và có biểu hiện cố tình không trả.
– Chủ thể sẽ không thể tham gia vay vốn thêm ở bất cứ nơi đâu.
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện theo quy định?
Khi khoản vay của các chủ thể đã được xác định là nợ xấu. Ngân hàng lúc này đã có thể khởi kiện đối với các chủ thể, tuy nhiên thường thì ngân hàng sẽ không làm như thế ngay lập tức. Mà thông thường các ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng để cho khách hàng có thời gian hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Đó chính là việc ngân hàng sẽ cho phép gia hạn thêm thời gian trả nợ hoặc dùng các tài sản giá trị để nhằm mục đích có thể thu hồi khoản nợ của mình.
Căn cứ cụ thể theo như quy định Điều 275 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì thời gian trả nợ là 36 tháng. Nếu như trong 36 tháng má các đối tượng khách hàng vẫn không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi tạo hồ sơ và đưa ra toàn án để nhằm mục đích có thể xử lý và dùng các biện pháp cưỡng chế tài sản để thông qua đó có thể thu hồi nợ.
Như vậy nếu nợ quá hạn trong vòng 36 tháng mà các chủ thể không trả khoản nợ đó thì các khách hàng sẽ bị khởi kiện.
Nợ ngân hàng bao nhiêu thì có thể bị khởi kiện?
Bên cạnh câu hỏi nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện thì một câu hỏi nữa cũng được rất nhiều người còn muốn biết nợ ngân hàng bao nhiêu tiền thì bị khởi kiện.
Căn cứ theo quy định thì thông thường đối với những khoản nợ có dư nợ từ 2 triệu trở lên là đã có thể lập hồ sơ để thực hiện việc khởi kiện.
Nhưng đối với các hợp đồng vay tiền có giá trị nhỏ thì ngân hàng rất ít khi khởi kiện ra toà. Mà thay vào đó thì ngân hàng thường sẽ áp dụng các biện pháp đòi nợ riêng và bên cạnh đó thì ngân hàng cũng có các cách trừng phạt như cho vào danh sách nợ xấu, cấm tham gia vay vốn tại ngân hàng.
Tuy nhiên, đối với các hợp đồng vay tiền lớn của các đối tượng là những cá nhân, tổ chức thì ngân hàng bắt buộc sẽ phải làm hồ sơ và đưa ra khởi kiện. Nếu trong trường hợp này thì chủ thể là bên bị kiện sẽ có khả năng phải chịu hình phạt tù theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Khi nào nợ ngân hàng trở thành quá hạn?
Cho vay là một trong những hoạt động cấp tín dụng mà ngân hàng được phép thực hiện, theo đó, ngân hàng sẽ giao hoặc cam kết giao cho khách hàng (bên vay) một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Như vậy, bản chất của hoạt động cho vay này cũng chính là vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo quy định của Bộ luật dân sự cũng như trên thực tế triển khai của ngân hàng thì hoạt động cho vay luôn được xác lập thông qua hợp đồng cho vay.
Quy trình xử lý nợ quá hạn
Việc khoản nợ của bạn thuộc nhóm nào sẽ quyết định cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng. Nhưng dù theo phương thức như thế nào, bên cho vay vẫn phải thực hiện theo quy định của nhà nước. Nếu không may lâm vào tình trạng này, bạn nên bình tĩnh và nghiên cứu kỹ luật xử lý nợ quá hạn, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân. Một quy trình xử lý nợ cơ bản sẽ bao gồm những bước chính như sau:
Bước 1: Liên hệ người vay
Tổ chức cho vay sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng để thông báo chi tiết về khoản nợ quá hạn và yêu cầu thanh toán. Một số thông tin tối thiểu phải có trong thông báo là số dư nợ gốc bị quá hạn, lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn,…
Bước 2: Cơ cấu lại khoản vay
Sau khi ra thông báo, nếu khách hàng trình bày được lý do chính đáng về việc không trả được nợ và điều kiện tài chính thực tế, bên cho vay có thể ra những quyết định như:
- Điều chỉnh lại kỳ hạn trả, nếu xét thấy khách hàng không trả đúng kỳ hạn như hợp đồng, nhưng được đánh giá có khả năng trả nợ trong kỳ hạn tiếp theo.
- Gia hạn nợ, nếu xét thấy khách hàng không trả nợ theo đúng hợp đồng, nhưng có khả năng trả nợ trong thời gian nhất định sau khi kết thúc thời hạn vay.
Bước 3: Xử lý tài sản đảm bảo với các khoản nợ vay thế chấp
Nếu qua các giai đoạn trên mà khách hàng vẫn không trả được nợ vay thế chấp, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo, nhằm thu hồi vốn. Đây là quy tắc luật định, nên nếu bạn rơi vào trường hợp này thì không thể đòi lại quyền sở hữu tài sản. Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng phải tuân theo thỏa thuận trong hợp đồng và không được trái pháp luật. Cụ thể:
- Trước khi xử lý tài sản, ngân hàng phải ra văn bản thông báo tới khách hàng đầy đủ nội dung như lý do xử lý tài sản, thông tin tài sản xử lý, thời gian, địa điểm và cách thức xử lý. Người chủ sở hữu tài sản phải giao lại cho ngân hàng để thực hiện quy trình.
- Một số phương pháp được áp dụng để xử lý tài sản là bán đấu giá, tự bán tài sản, nhận tài sản,…
- Nếu giá trị tài sản bị xử lý lớn hơn tổng số tiền nợ quá hạn, thì ngân hàng phải trả lại số tiền chênh lệch cho người vay. Ngược lại, nếu giá trị tài sản nhỏ hơn, ngân hàng có quyền yêu cầu người vay thực hiện hết phần nghĩa vụ còn lại.
Bước 4: Xử lý nợ quá hạn với khoản vay không có tài sản đảm bảo
Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phải liên hệ với công ty, tổ chức nơi người vay đang làm việc để hỗ trợ thu hồi nợ. Ngoài ra, bên cho vay cũng có thể bàn giao cho một bên thứ 3 để thực hiện công việc này. Đồng thời, lịch sử nợ quá hạn sẽ được ghi nhận trên CIC, khiến khách hàng gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn đi vay tiếp.
Bước 5: Khởi kiện ra tòa
Nếu các bước trên không thành công, bên cho vay sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa nhằm thu hồi khoản nợ. Nhìn chung, các ngân hàng, tổ chức tài chính đều muốn hỗ trợ khách hàng hoàn thành nghĩa vụ. Vì vậy, nếu bị dính nợ xấu, bạn nên tìm phương án khả thi nhất và đàm phán với bên cho vay, tránh mắc vào kiện tụng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện theo quy định?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất năm 2022
- Có bắt buộc phải đặt cọc khi thuê nhà hay không?
- Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào khả năng tài chính của mình bên vay nên chủ động thương lượng với ngân hàng để được ngân hàng áp dụng các biện pháp như điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, giảm trừ nợ (miễn giảm nợ gốc, nợ lãi, tiền phạt…) nhằm mục đích có thêm thời gian thu xếp và trong khả năng có thể thu xếp được để thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận để tránh nợ xấu và tránh bị khởi kiện để lại lịch sử tín dụng xấu sẽ khó khăn, thậm chí không được duyệt cho vay trong tương lai.
Trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay cố tình không trả mặc dù có khả năng hoặc có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc do đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng thanh toán nợ thì bên vay có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015
Dựa vào tính chất khoản vay, người ta quy định về nợ quá hạn thành các nhóm như sau:
Nợ quá hạn có tài sản thế chấp: Đây là thuật ngữ áp dụng đối với những người vay tiền có tài sản đảm bảo, nhưng không thể trả nợ đúng hạn. Khi này, ngân hàng sẽ xử lý tài sản nhằm thu hồi tiền, ví dụ thông qua đấu giá, đem bán,…
Nợ quá hạn không có tài sản thế chấp: Để xác định nợ quá hạn mình có thuộc nhóm này không, bạn phải hiểu điểm khác nhau giữa vay thế chấp và vay tín chấp là gì. Người vay chứng minh uy tín của mình mà không thông qua tài sản đảm bảo. Điều này đem lại khá nhiều rủi ro cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.