Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc

bởi Thùy Trang

Xin chào Luật sư X! Tháng trước tôi có ký hợp đồng mua bán lô hàng bánh kẹo của một công ty sản xuất bánh kẹo. Khi ký hợp đồng, tôi có đặt cọc 200 triệu và luôn làm theo quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, hôm qua, bên công ty gọi điện cho tôi là thông báo là hợp đồng đặt cọc có lỗi do tôi đã vi . Tôi chưa hiểu rõ lắm nên muốn hỏi Luật sư cách xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc. Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là gì?

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Hợp đồng đặt cọc là thỏa thuận của các bên xác lập việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cho một hợp đồng, thỏa thuận sẽ thực hiện. Hay hợp đồng đặt cọc chính là hình thức ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự đặt cọc.

Việc đặt cọc có thể giao kết riêng thành một hợp đồng đặt cọc độc lập, hoặc các bên có quyền thỏa thuận ghi nhận điều khoản đặt cọc vào hợp đồng đã ký kết. Dù xác lập dưới hình thức nào thì giá trị pháp lý của thỏa thuận đặt cọc được hiểu là như nhau, việc lập hợp đồng đặt cọc riêng chỉ giúp các bên có điều kiện thỏa thuận chi tiết hơn, rõ ràng hơn về đặt cọc và các nghĩa vụ phát sinh xoay quanh khoản tiền đặt cọc.

Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc
Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc

Nội dung hợp đồng đặt cọc

Với nhiều loại đối tượng khác nhau của hợp đồng chính cũng như giá trị, cách thức thực hiện hợp đồng chính mà có quyết định đến nội dung của hợp đồng đặt cọc nhưng khái quát về hợp đồng đặt cọc thông qua chức năng và đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng đặt cọc có những nội dung chính sau đây:

  • Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận: tài sản đặt cọc hoặc sẽ được trả về cho bên đặt hoặc được trừ vào để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
  • Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện như thỏa thuận: trường hợp do lỗi của bên đặt cọc thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; trường hợp do lỗi của bên nhận đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt đọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
  • Do đó phạt cọc được hiểu là, bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập, thì ngoài việc phải trả lại đúng tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc, họ còn phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản mà bên kia đặt cọc, thậm chí các đương sự có thể thoả thuận tiền phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc. Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể là tiền, chứ không phải là các loại tài sản khác.

Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Theo Điều 117, Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi vi phạm điều kiện có hiệu của giao dịch dân sự:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc

Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc khi có vi phạm của một bên hoặc cả hai bên chủ thể tham giao dịch. Theo quy định, thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc và bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP, tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc được giải quyết như sau: trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:

  • Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS.
  • Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
  • Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 146 BLDS.
  • Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo về hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào, mẫu tờ khai tặng huy hiệu Đảng, hồ sơ xét tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối hiểu vùng 2022 có thay đổi không, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, công ty tạm ngừng kinh doanh, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mức bồi thường thu hồi đất… trên trang lsx .

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X, hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường thiệt hại khi hủy bỏ hợp đồng đặt được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hậu quả pháp lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu là gì?

– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng từ thời điểm giao kết.
– Khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
– Bên có lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia.
– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm