Nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không năm 2022?

bởi Trúc Hà
Nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không năm 2022?

Chào Luật sư X, trước đây tôi có vay một khoản nợ tại ngân hàng nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi không kịp trả nợ đúng hạn và bị nợ xấu. Hiện tại tôi có nhu cầu làm thẻ tín dụng nhưng không biết có đủ điều kiện để mở thẻ không. Cho tôi hỏi bị nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu chính là số tiền khách hàng trả chậm trên 90 ngày hoặc cố tình không trả khi vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Mặc dù bạn đã thanh toán nhưng nếu quá hạn thì lịch sử tín dụng vẫn được lưu trữ trên hệ thống CIC. Điều này ảnh hưởng đến mức độ uy tín cũng như khả năng trả nợ của bạn. Trong trường hợp bạn muốn làm thẻ tín dụng hay vay vốn lần tiếp theo thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các ngân hàng đều từ chối khách hàng có nợ xấu từ mức độ 3 trở lên.

Các loại nợ xấu hiện nay

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN thì hiện nay nợ xấu được phân làm 5 nhóm, bao gồm:

– Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Khi bạn vay vốn chưa thanh toán số nợ trong khoảng thời gian dưới 10 ngày gọi là nợ đủ tiêu chuẩn. Nhóm này được đánh giá là có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi.
– Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Đây là nhóm khách hàng chưa thanh toán khoản vay hoặc nợ thẻ tín dụng từ 10 đến 90 ngày. Người vay cần chú ý thời hạn trả nợ và thanh toán đầy đủ cho ngân hàng vào những lần tiếp theo.
– Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Khách hàng có khoản vay quá hạn trong khoảng thời gian từ 90 đến 180 ngày chưa thanh toán. Có thể được giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả nợ đầy đủ theo hợp đồng.
– Nhóm 4 (Nợ có nghi ngờ): Đây là nhóm bị nghi ngờ mất vốn bởi thời gian thanh toán quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
– Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nhóm nợ có khả năng mất vốn vì thời gian kéo dài hơn 360 ngày.

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Với thẻ tín dụng, khách hàng có thể sử dụng để rút tiền, mua sắm, thanh toán trực tuyến mà không cần tiền trong thẻ. Tức là, khách hàng có thể tiêu tiền trước trả nợ sau.

Tùy vào tài chính cá nhân của mỗi người, hạn mức trong thẻ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thanh toán số tiền đã vay hoặc quá hạn thì sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn cũng như mở thẻ tín dụng.

Điều kiện để được làm thẻ tín dụng

Không những băn khoăn bị nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không mà nhiều người còn chưa thực sự biết điều kiện để làm thẻ tín dụng mà ngân hàng đưa ra. Theo đó, khách hàng có nhu cầu làm thẻ tín dụng cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:

– Khách hàng có thu nhập ổn định, đây được xem là cách chứng minh khả năng trả nợ của mình trong quá trình vay vốn. Khách hàng có thể mở thẻ tín dụng bằng lương trả theo hàng tháng, sổ tiết kiệm, chứng từ tiền gửi hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
– Người vay phải có quốc tịch Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
– Khách hàng cần có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào. Ngân hàng bạn muốn làm thẻ tín dụng sẽ dựa vào lịch sử vay vốn trên hệ thống CIC để kiểm tra trước khi tiến hành làm thẻ.

Nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không năm 2022?
Nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không năm 2022?

Bị nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?

Khi bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng, bạn cần có một hồ sơ tài chính trong sạch. Chính vì vậy, nợ xấu từ nhóm 3 sẽ không được làm thẻ tín dụng. Còn nhóm 1 và 2 khó được duyệt hồ sơ làm thẻ tín dụng. Nếu muốn mở thẻ tín dụng thì bắt buộc khách hàng phải trả hết nợ. Đồng thời, lịch sử tín dụng được xóa khỏi hệ thống CIC.

Vì vậy, khi có nợ xấu, bạn phải chờ ít nhất 5 năm để lịch sử nợ xấu được xóa. Tốt nhất là người vay cần thanh toán nợ đúng thời hạn được cam kết trong hợp đồng. Điều này sẽ tránh nợ xấu ảnh hưởng đến mong muốn mở thẻ tín dụng của mình.

Làm thế nào để xóa nợ xấu thẻ tín dụng?

Để có thể mở được thẻ tín dụng hoặc vay tiền tại ngân hàng, tổ chức tài chính khác, bạn cần phải xóa bỏ nợ xấu bằng các cách sau:

– Nhanh chóng hoàn trả đầy đủ mọi khoản nợ vay trước đó. Thông thường sẽ gồm cả tiền phí phạt, phí lãi suất thẻ tín dụng,… để không phát sinh nợ xấu.
– Chấp hành đúng và đầy đủ thời gian phạt để được xóa tên khỏi nợ xấu.
– Khi bị nợ xấu thì lịch sử tín dụng trên CIC sẽ lưu giữ thông tin và bạn không thể hoặc rất khó để vay tiền hay làm thẻ tín dụng tại ngân hàng hay tổ chức tài chính nào. Vậy nên bạn cần xóa nợ xấu trước tiên và không cần cố gắng vay tiền ở ngân hàng khác.

Người vay cần thanh toán nợ đúng thời hạn để tránh nợ xấu. Đồng thời, việc này giúp việc mở thẻ tín dụng trở nên dễ dàng hơn.

Những lý do ngân hàng từ chối khách hàng mở thẻ tín dụng

Có rất nhiều lý do khiến cho ngân hàng không phê duyệt hồ sơ mở thẻ tín dụng của khách hàng. Lý do cụ thể và chi tiết như sau:

Khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu
Có rất nhiều ngân hàng từ chối thẳng 100% khách hàng có lịch sử nợ xấu, dù là nợ tiêu chuẩn hay nợ chú ý, nợ khó đòi.

Khách hàng không đáp ứng điều kiện kinh tế
Khách hàng có thể mở thẻ tín dụng nhanh chóng nếu như chứng minh được thu nhập. Mặc dù thu nhập thực tế cao, nhưng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ mà không đưa ra được những thông tin mà ngân hàng yêu cầu, thì hồ sơ mở thẻ của bạn cũng sẽ bị từ chối ngay mà thôi.

Mở quá nhiều thẻ tín dụng trong cùng 1 thời gian
Nhiều ngân hàng mở thẻ tín dụng bằng hình thức mở qua các loại thẻ khác. Tuy nhiên nếu như cố tình mở thẻ tín dụng trong cùng 1 thời gian thì khả năng tài chính sẽ khó mà đáp ứng được, nên ngân hàng cũng sẽ từ chối mở với những khách hàng mở nhiều thẻ trong cùng 1 khoảng thời gian.

Hồ sơ chưa đúng quy định

Trước khi mở thẻ tín dụng, tổ chức cho vay thường đưa ra điều kiện, thủ tục hồ sơ. Chỉ cần khách hàng cần thiếu một trong những giấy tờ này trong bộ hồ sơ thì cũng không được phê duyệt như: CMND, Hộ chiếu, hoặc thiếu sổ kt3, giấy đăng ký tạm trú. …

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không năm 2022?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, các trường hợp giảm trừ gia cảnh,…của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Giá trị của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có từ khi nào?

Tại Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận

Xin xác nhận tình trạng hôn nhân ở đâu?

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân ở trong nước được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú của công dân. Nếu không có nơi thường trú mà có đăng ký tạm trú thì UBND cấp xã nơi người đó tạm trú thực hiện cấp Giấy này.
Đồng thời, quy định này cũng áp dụng để cấp Giấy xác nhận cho công dân nước ngoài và người không có quốc tịch cư trú tại Việt Nam nếu có yêu cầu (Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ).

Những trường hợp nào thì cần xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

Thực tế chúng ta đã thấy Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không chỉ sử dụng cho mục đích kết hôn mà còn được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác. Ví dụ dùng trong các hoạt động mua bán bất động sản, xuất nhập cảnh, vay vốn ngân hàng, nhận nuôi con nuôi…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm