Câu hỏi: chào luật sư, bố mẹ tôi hiện có đang kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ ở quê và được công nhận là hộ kinh doanh cá thể, tôi biết là việc kinh doanh này phải đóng thuế những chưa nắm được là cần đóng những loại thuế nào. Hiện nay thì bố mẹ tôi cũng lớn tuổi và đi lại không tiện nên tôi có thể “Nộp thuế hộ kinh doanh cá thể online” được hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình về các quy định liên quan đến việc nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể thì mời bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của LSX nhé.
Quy định về thuế của hộ kinh doanh cá thể
Hiện nay không khó để chúng ta bắt gặp các hộ gia đình đang kinh doanh nhỏ lẻ với nhiều mặt hàng khác nhau trên đường phố. Đây là mô hình kinh doanh được rất nhiều gia đình hiện nay lựa chọn, vậy thì pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hộ kinh doanh cá thể phải nộp các loại thuế sau đây:
– Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN);
– Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT).
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh cá thể còn phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.
– Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.
Hộ kinh doanh cá thể có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
– Hộ kinh doanh cá thể theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Mức thuế môn bài hộ kinh doanh phải chịu
Tại khoản 2 Thông tư 302/2016/TT-BTC sửa đổi bởi Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
*Lưu ý:
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm sản xuất, kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài) nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì:
Nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
Mức thuế GTGT, TNDN hộ kinh doanh cá thể phải nộp:
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Số thuế GTGT phải nộp và số thuế TNCN phải nộp được tính theo công thức sau đây:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh cá thể được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Trường hợp hộ kinh doanh cá thể hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh cá thể thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh cá thể không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Nộp thuế hộ kinh doanh cá thể online được không?
Hiện nay nước ta đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản l Nhà nước trong nhiều lĩnh vực, trong đó nổi trội nhất có lẽ chính là việc thực hiện các giao dịch, thủ tục trên môi trường mạng. Nhằm thuận tiện cho người dân cũng như để việc quản lý có hiệu quả thì trong lĩnh vực thuế cũng đã áp dụng các thủ tục online.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật quản lý thuế năm 2019, người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước tại các địa điểm sau:
– Tại kho bạc Nhà nước;
– Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
– Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
– Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người nộp thuế có thể nộp trực tiếp tại các địa điểm nêu trên hoặc nộp trực tuyến qua mạng. Nộp thuế qua mạng là hình thức cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước trực tuyến trên mạng internet.
Đăng ký nộp thuế online
Để nộp thuế qua mạng thì trước hết tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử. Tổ chức, cá nhân cần có chữ ký số và tài khoản ngân hàng để đăng ký nộp thuế điện tử
Các bước tiến hành đăng ký nộp thuế điện tử được thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web của tổng cục thuế qua đường link thuedientu.gdt.gov.vn
Sau đó chọn mục “đăng ký” để tiến hành đăng ký nộp thuế điện tử
Bước 2: Đăng ký tài khoản nộp thuế
Cá nhân, tổ chức cần nhập thông tin về mã số thuế (MST), mã kiểm tra do hệ thống cung cấp rồi tích chọn cá nhân (nếu MST là cá nhân) hoặc tổ chức (nếu MST là tổ chức) và nhấn nút “đăng ký”
Bước 3: Điền thông tin đăng ký tài khoản nộp thuế
Cá nhân, tổ chức điền đầy đủ thông tin về các mục yêu cầu kê khai, sau đó nhấn “tiếp tục”.
Lưu ý: tại mục “mã xác nhận”, nếu chưa được cơ quan thuế cấp mã xác nhận thì phần thông tin này để trống, nếu đã được cơ quan thuế cấp mã xác nhận thì bắt buộc phải đúng mã xác nhận.
Bước 4: Hoàn thành đăng ký trực tuyến
Sau khi người nộp thuế đã kê khai đủ thông tin, hệ thống sẽ hiện thị Tờ khai giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử. Người nộp thuế cần rà soát những thông tin đã kê khai lại một lần để tránh sai sót, sau đó nhấn vào “hoàn thành đăng ký”.
Bước 5: Hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch điện tử
– Trường hợp đã nhập mã xác nhận (bước 3):
Thông báo đăng ký thành công sẽ được gửi vào email của bạn. Mật khẩu sẽ được gửi về số điện thoại đã đăng ký. Tài khoản là mã số thuế của bạn.
– Trường hợp chưa nhập mã xác nhận (bước 3)
Người nộp thuế cần phải đến cơ quan thuế gần nhất để hoàn thành đăng ký, mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu. Người nộp thuế đến bộ phận Một cửa, cung cấp MST cho cán bộ thuế, đồng thời cung cấp cho cán bộ thuế thông tin số điện thoại, địa chỉ email (nếu có thay đổi) để cán bộ thuế xác nhận tài khoản. Sau đó, nhận bản đăng ký theo mẫu quy định, kiểm tra lại thông tin và ký vào bản đăng ký gửi cán bộ thuế.
Nộp thuế điện tử online
Bước 1: Đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn
Bước 2: Chọn mục “Nộp thuế” sau đó Chọn “Lập giấy nộp tiền” sau đó Chọn “Loại tiền” VND/USD sau đó Chọn tên ngân hàng, số tài khoản => Chọn thông tin cơ quan quản lý thu.
Bước 3: Chọn thông tin Kho bạc sau đó Chọn Ngân hàng của kho bạc sau đó Chọn “Loại thuế” sau đó Chọn “Kỳ tính thuế” sau đó Chọn “mục thuế”.
Bước 4: Chọn mục cần nộp sau đó Chọn “Tra cứu” và chọn tiểu mục phù hợp.
Bước 5: Điền số tiền thuế mà doanh nghiệp/cá nhân phải nộp, chọn “Hoàn thành”.
Bước 6: Sau đó kiểm tra kỹ lại các thông tin trên giấy nộp tiền, nếu hiển thị đúng thì chọn “Ký và nộp” và Nhập mã pin và đợi xác nhận đã ký thành công.
Bước 7: Tiếp theo, chọn “Nộp Thuế” sau đó “Tra cứu giấy nộp tiền” sau đó Điền “Ngày lập giấy nộp tiền” sau đó Chọn “Tra cứu”
Nếu xuất hiện trạng thái hiển thị “Nộp thuế thành công” là đã hoàn thành.
Các phương pháp tính thuế hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuế là một tiền mà tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Theo đó, những đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế này sẽ phải căn cứ vào tình hình kinh doanh, số thu nhập của mình để nộp tiền thuế theo quy định.
Hiện nay, có phương pháp tính thuế hộ kinh doanh cá thể, cụ thể như sau:
– Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
– Phương pháp tính thuế đối với một số trường hợp đặc thù được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Mời bạn xem thêm
- Tổng thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế TNCN?
- Đơn xin miễn thuế thu nhập cá nhân viết như thế nào năm 2023?
- Thu nhập vãng lai là gì theo quy định năm 2023?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nộp thuế hộ kinh doanh cá thể online“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ cho đất mua trước năm 1993. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.