Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được tăng ca không?

bởi Anh
Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được tăng ca không

Nhiều người vì muốn mở rộng nguồn thu nhập thường chọn hình thức tăng ca. Nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện tăng ca. Có nhiều người lao động do vấn đề về sức khoẻ và thời gian làm việc sẽ không thể tăng ca. Một trong số đó có những người nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Vậy nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được tăng ca không? Để giải đáp thắc mắc này mời các bạn đón đọc bài viết “Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được tăng ca không?” dưới đây của LSX.

Căn cứ pháp lý

Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được tăng ca không?

Nuôi con nhở dưới 12 tháng có được tăng ca không nằm trong quy định về bảo vệ thai sản của lao động nữ. Đây là điều luật quy định quyền của lao động nữ trong quá trình thai sản khi tham gia lao động. Quy định về bảo vệ thai sản của lao động nữ, lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng được quy định tại Điều 137 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019. Các trường hợp cụ thể như sau:

– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

– Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

– Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

– Được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động để được chuyển mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi khi:

–  Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

– Hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con;

Trước đây tại Điều 155 BLLĐ 2012, quy định trên chỉ áp dụng với lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07. Quy định tại BLLĐ 2019 đã bổ sung việc làm độc hại, nguy hiểm và trường hợp làm nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.

– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. Đây là quy định mới được bổ sung tại BLLĐ 2019 mà BLLĐ 2012 chưa có.

– Lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được tăng ca không
Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được tăng ca không

Xử phạt vi phạm quy định lao động về lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi


Vậy xử phạt vi phạm quy định về lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi như thế nào? Các mức xử phạt ra sao? Điều này được pháp luật quy định rất rõ. Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tại Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về lao động nữ như sau:

“Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ;

b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

b) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 của Bộ luật lao động ;

c) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày;

d) Không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật lao động ;

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

e) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

g) Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật lao động ”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trường hợp nếu công ty vi phạm về thời giờ làm việc đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ

Đối với những người đang trong thời kì thai sản thì mức hưởng chế độ thai sản là điều rất được quan tâm. Mức hưởng sẽ được quy định dựa trên mức đóng bảo hiểm xã hội. Vậy quy định về mức hưởng chế độ thai sản như thế nào. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được tăng ca không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Thời gian nghỉ ngơi của lao động nữ khi nuôi con dưới 18 tuổi?

Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về chính sách đối với lao động nữ:
“3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.

Doanh nghiệp có được bắt lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi tăng ca không?

Quy định về bảo vệ thai sản của lao động nữ, lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng được quy định tại Điều 137 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019. Các trường hợp cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
– Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
– Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
– Được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động để được chuyển mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi khi:
Trước đây tại Điều 155 BLLĐ 2012, quy định trên chỉ áp dụng với lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07. Quy định tại BLLĐ 2019 đã bổ sung việc làm độc hại, nguy hiểm và trường hợp làm nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. Đây là quy định mới được bổ sung tại BLLĐ 2019 mà BLLĐ 2012 chưa có.

Vi phạm quy định về lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi bị xử phạt như thế nào?

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ;
b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
b) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 của Bộ luật lao động ;
c) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày;
d) Không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật lao động ;
đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
e) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
g) Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật lao động ”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm