Đương sự trong vụ án và việc dân sự là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm trên thực tế; ngay cả sự phân biệt này vẫn còn có sự nhầm lẫn trong chính các cơ quan tư pháp. Bởi vì nếu xác định phạm vi đương sự hẹp sẽ dẫn đến việc “bỏ lọt” đương sự; và có người vốn là đương sự; nhưng lại không được giải quyết đúng về quyền và nghĩa vụ.
Ngược lại, nếu xác định phạm vi đương sự rộng hơn so với khách quan thì sẽ có những người vốn không phải đương sự mà vẫn được hưởng quyền; hoặc có nghĩa vụ của đương sự. Tất cả trưởng hợp xác định không đúng tư cách chủ thể đương sự đều có thể không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng.
Trong bài viết này chúng tôi Luật sư X xin đề cập đến một số lưu ý; bình luận trong việc xác định tư cách đương sự trong vụ án và việc dân sự.
Căn cứ pháp lí
Đương sự trong vụ án và việc dân sự là gì? Khác biệt vụ án và việc dân sự
Đương sự trong vụ án dân sự
Khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Theo đó, nguyên đơn là người khởi kiện; cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích của người đó bị xâm phạm. Nguyên đơn còn là các cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng; lợi ích Nhà nước bị xâm phạm do chính cơ quan đó quản lí. Đương sự trong vụ án và việc dân sự
Bị đơn là người được giả thiết; cho rằng đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp; hoặc tranh chấp với nguyên đơn. Và bị nguyên đơn khởi kiện; bị các chủ thể theo quy định của pháp luật khởi kiện thay nguyên đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người không khởi và cũng không bị kiện nhưng lại liên quan vụ án. Gồm hai loại; Không có yêu cầu độc lập, tham gia về phía nguyên hoặc bị đơn; Có yêu cầu độc lập.
Ví dụ: Anh A và chị B là vợ chồng, có con là cháu C 10 tuổi. Anh A khởi kiện chị B yêu cầu ly hôn, chia tài sản; giải quyết vấn đề nuôi con. Trường hợp này cháu C không khởi kiện.Tuy nhiên trong nội dung khởi kiện của anh A có bao gồm vấn đề giải quyết việc nuôi con sau ly hôn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cháu C nên Tòa án phải xác định cháu C là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận; hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ; hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Đương sự trong vụ án và việc dân sự
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết; nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị; hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào.
Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó; mà không ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào.
Phân biệt đương sự trong vụ án và việc dân sự
Trong nhiều trường hợp người ta có thể phải xác định xem một vụ việc dân sự là vụ án dân sự hay việc dân sự; theo đó là xác định một yêu cầu là yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; hay yêu cầu giải quyết việc dân sự của người yêu cầu. Để xác định được chính xác tư cách đương sự trong những tình huống như vậy; thì cần xác định được xem vụ việc đó là vụ án hay việc dân sự
Trong Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định giải thích cụ thể vụ án và việc dân sự là gì?. Tuy nhiên dưới góc độ khoa học pháp lý; có thể nói là vụ án là vụ việc mà trong đó có tranh chấp giữa người yêu cầu; và đối tượng được yêu cầu. Còn việc dân sự thì không có tranh chấp. Tuy nhiên thực tế không đơn giản như vậy.
Dẫn chứng cụ thể
Ví dụ: Ông A bỏ đi biệt tích trong 10 năm liền; gia đình không có thông tin gì mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp tìm kiếm. Do đó con trai của ông A là anh B làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố ông A đã chết; thực hiện chia di sản thừa kế; nhưng con gái của ông A là chị C lại không đồng ý.
Vậy thì trường hợp này là vụ án dân sự hay việc dân sự. Nhiều người nói rằng đây là vụ án dân sự do có tranh chấp giữa hai bên là anh B và chị C thì có đúng hay không?. Theo quan điểm của chúng tôi; đây không phải vụ án dân sự mà là việc dân sự. Bởi vì anh B làm đơn yêu cầu chỉ một nội dung là tuyên bố ông A đã chết; yêu cầu đó không hề tác động gì đến chị C. Nếu là vụ án dân sự thì phải có nguyên đơn tức là người khởi kiện và bị đơn là người bị kiện. Chị C phản đối yêu cầu của anh B thì chỉ là ý kiến từ một phía là chị C mà thôi, anh B cũng không hề tham gia vào tranh chấp với chị C.
Tóm lại để trở thành vụ án dân sự thì phải xuất hiện một bên yêu cầu một bên khác thực hiện một việc gì đó để bảo vệ quyền và lợi ích của bên có yêu cầu.
Cách xác định đúng tư cách đương sự trong vụ án và việc dân sự
Khi xác định được đâu là vụ án đâu là việc thì có thể xác định được tư cách đương sự trong vụ án và việc dân sự, xác định được nguyên đơn bị đơn và người yêu cầu.
Một ví dụ khác: Anh A có một người con trai là cháu B; cháu B năm nay 10 tuổi và sống cùng anh A từ khi sinh ra. Đến một ngày; anh C là hàng xóm của anh A có nói rằng anh C mới chính là bố đẻ cháu B. Anh C yêu cầu anh A trả lại con cho mình; nhưng anh A không chịu vì cho rằng anh A nuôi dưỡng cháu B từ nhỏ nên không cho anh C nhận lại con. Sau đó anh C khởi kiện anh A ra Tòa để yêu cầu xác định cháu B là con đẻ và buộc anh A chuyển quyền nuôi dưỡng cháu B lại cho mình.
Trường hợp này là vụ án dân sự; bởi vì nó có yếu tố tranh chấp giữa anh A và anh C. Anh C đòi quyền nuôi con từ anh A. Nếu như anh C chỉ yêu cầu Tòa án xác định con; thì lại chỉ là việc dân sự vì không có tranh chấp. Do vậy cần xác định đúng bản chất vụ việc có tranh chấp; hay không có tranh chấp để thấy rõ là vụ án; hay vụ việc dân sự; xác định đúng tư cách đương sự.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đương sự trong vụ án và việc dân sự”. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Hay còn gọi là kiện ngược lại của bị đơn. Bị đơn phải đưa ra yêu cầu quan hệ khác với nguyên đơn; có liên quan đến vụ án được giải quyết với nguyên đơn. Để vụ án có thể được nhanh chóng thuận lợi dễ dứt điểm hơn.
Có ba loại yêu cầu phản tố:
– Yêu cầu phản tố dẫn đến bù trừ nghĩa vụ
– Dẫn đến loại trừ nghĩa vụ
– Yêu cầu phản tố có liên quan
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng gọi cho Luật sư X.
Việc này thì chúng ta cần nên xem xét người con bao nhiêu tuổi; nếu người con dưới 15 tuổi thì cha mẹ là người đại diện cho con tức là bị đơn. Còn nếu con bằng; lớn hơn 15 và nhỏ hơn 18 tuổi thì cha mẹ là người có quyền lợi liên quan vì người con là bị đơn; phải tự mình bồi thường thiệt hại nếu có thu nhập do lao động; còn thiếu thì cha mẹ sẽ bù. Ngoài ra trên 18 tuổi thì tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình gây ra.