Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như thế nào?

bởi Hương Giang
Phân loại cơ sở đóng mới cải hoán tàu cá như thế nào

Hiện nay, hoạt động tàu cá là một trong những hoạt động được nhà nước quan tâm. Việc đóng mới, cải hoán tàu cá được phân thành nhiều loại khác nhau. Cá nhân, tổ chức muốn đóng mới, cải hoán tàu cá thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhiều độc giả băn khoăn không biết việc Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như thế nào? Điều kiện để cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ là gì? Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá Việt Nam như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Tàu cá là gì?

Khoản 20 Điều 3 Luật thủy sản năm 2017, quy định về khái niệm tàu cá là: “20. Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản”. Tàu cá là một chiếc thuyền hoặc tàu dùng để đánh bắt cá trên biển, trên hồ, sông. Nhiều loại tàu khác nhau được sử dụng trong đánh bắt cá thương mại, thủ công và giải trí.

Thế nào là đóng mới, cải hoán tàu cá?

Theo quy định, đóng mới tàu cá được hiểu là quá trình thực hiện thi công đóng tàu cá từ lúc bắt đầu dựng sống đến khi bàn giao đưa tàu cá vào khai thác.

Cải hoán tàu cá Là việc sửa chữa làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu cá có thể làm thay đổi kích thước cơ bản của vỏ, thay đổi máy chính, thay đổi công dụng, thay đổi vùng hoạt động của tàu cá.

Tổ chức, cá nhân đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên hoạt động trên biển phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

Điều kiện để cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ là gì?

Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép như sau:

1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 4 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).

Phân loại cơ sở đóng mới cải hoán tàu cá như thế nào
Phân loại cơ sở đóng mới cải hoán tàu cá như thế nào

Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép vỏ gỗ

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ như sau:

1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 2 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại II, loại III).

Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới

Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới cần đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 53 Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

– Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 3 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

– Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 6 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

– Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).

Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như thế nào?

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như sau:

Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được phân loại như sau:

1. Cơ sở loại I: đóng mới, cải hoán tất cả các loại tàu cá theo vật liệu vỏ.

2. Cơ sở loại II: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo vật liệu vỏ.

3. Cơ sở loại III: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét theo vật liệu vỏ.

Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản như sau:

1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá được phân loại như sau:

a) Loại I: Đăng kiểm tất cả các loại tàu cá;

b) Loại II: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;

c) Loại III: Đăng kiểm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.

2. Quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản:

a) Tổ chức quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc các tổ chức đăng kiểm khác để thực hiện đăng kiểm tàu công vụ thủy sản;

b) Việc giám sát an toàn kỹ thuật, môi trường, chất lượng tàu công vụ thủy sản thực hiện theo quy định về đăng kiểm của tổ chức đăng kiểm đã lựa chọn.

Tàu cá hoán cải có phải thẩm định hồ sơ thiết kế không?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

  1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên trước khi đóng mới, cải hoán phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm định; trường hợp tàu cá vỏ gỗ đóng mới theo mẫu truyền thống phải có hồ sơ thiết kế mẫu đã được cơ sở đăng kiểm tàu cá sao duyệt.
  2. Thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá:

a) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tất cả các loại tàu cá;

b) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;

c) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.

Như vậy, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên trước khi hoán cải phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm định. Tùy từng kích thước tàu cá sẽ có thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá khác nhau.

Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam như sau:

  • Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam: Tờ khai theo Mẫu số 05.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ căn cứ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và tiêu chí đặc thù của địa phương, xem xét cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 06.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp văn bản chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Trên đây là quy định về cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Treo Quốc kỳ ở đâu đối với tàu cá Việt Nam không có cột phía lái?

Theo Khoản 3a Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam:
Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
Như vậy, nếu tàu cá của bạn không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính theo quy định hiện hành.

Chủ tàu cá phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho thuyền viên trên tàu không?

Chủ tàu cá của bạn có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá của mình theo quy định. Trường hợp bạn chưa được mua bảo hiểm có thể yêu cầu chủ tàu cá thực hiện việc mua bảo hiểm này để đảm bảo quyền lợi cho bạn.

Tàu cá nước ngoài khi ra vào cảng cá có bắt buộc treo Quốc kỳ việt Nam không?

Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 49 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì:
Sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh, Tổng cục Thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định.
Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
Như vậy, đối với tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia tàu đăng ký ở cột thấp hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm