Pháp luật hướng dẫn nhận dạng hành vi bạo lực học đường

bởi Sao Mai
Pháp luật hướng dẫn nhận dạng hành vi bạo lực học đường

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau chỉ trong một năm học. Đây là một con số đáng báo động và cần được chú ý quan tâm. Cũng với một số thống kê khác ước tính rằng ở Việt Nam cứ khoảng 5.200 học sinh thì sẽ có một vụ đánh nhau và cứ 11.000 học sinh thì có một học sinh bị đình chỉ học tập vì lý do đánh nhau. Qua đó, ta có thể thấy rằng, tình trạng trên đang là vấn đề vô cùng nhức nhối nhức nhối và có mức độ gia tăng mỗi ngày, hậu quả của nó ngày càng không thể đoán trước được điều gì. Mặc dù vậy, bạo hành học đường không chỉ được thể hiện ở ẩu đả, đánh nhau, mà nó cũng bao gồm cả sự bạo hành về mặt tinh thần. Một số học sinh còn bị tấn công về mặt tinh thần, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các em.

Để có thể hiểu thêm về mức xử lý về hành vi bạo lực học đường cũng như mức bồi thường cho các nạn nhân. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết liên quan đến “Pháp luật hướng dẫn nhận dạng hành vi bạo lực học đường“.

Căn cứ pháp lý

Nhận dạng bạo lực học đường

Dấu hiệu đầu tiên là bất thường về tâm lý: Trẻ sẽ có các dấu hiệu bất ổn về tâm lý như ở trên lớp không muốn nghe giảng, trầm lặng, không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, nói dối cha mẹ, thầy cô, tỏ ra mệt mỏi, không có hứng thú với bất kỳ cái gì, chán nản… Dần dần các bạn ấy sẽ có những biểu hiện bất thường trầm trọng hơn như việc không muốn ăn uống, mất ngủ do gặp ác mộng, thì đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ con có thể bị bạn bạo hành.

Hai là, xuất hiện vết thương trên người: Cơ thể thường xuyên có những vết bầm tím, bị thương… trẻ luôn kêu mệt mỏi, đau đớn trong người. Chúng ta có thể để ý các vùng mặt, lưng, tay, chân của trẻ. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ nói là bị ngã xe và tất nhiên lý do đó chỉ có thể dùng 1 vài lần, không thể dùng mãi được. Vì vậy chúng ta nên thường xuyên quan sát các biểu hiện về mặt cơ thể của trẻ hay các vết thương có trên người trẻ. Quần áo của trẻ cũng thường xuyên sẽ có dấu hiệu xộc xệch, bị rách, bị bẩn do bị đánh đập, kéo quần áo.

Ba là, liên tục hỏng, mất đồ: Đồ dùng học tập của trẻ thường xuyên bị mất bị hỏng không rõ nguyên nhân. Khi nói thì có thể trẻ nói để quên hoặc đánh rơi. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại không để ý điều đó nhiều lắm, sẽ mắng và cho rằng trẻ không biết giữ đồ của mình. Nhưng đây là một trong những dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị tấn công bởi bạo lực học đường, và điều phụ huynh là cần có sự hiểu, tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại vậy.

Bốn là, xa lánh, tách biệt với bạn bè, gia đình: Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, thích tách biệt với mọi người, không thích giao du, tiếp xúc với ai, không muốn tham gia các hoạt động chung của gia đình hay thậm chí nhắc đến bạn bè như trước, rất có thể là một “báo động đỏ” mà phụ huynh cần để tâm.

Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về những hành vi học sinh không được làm khi tham gia học tập tại trường cụ thể như sau:

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

  1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
  2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
  3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
  4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
  5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
  6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
  7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
    Theo đó, bạo lực học đường là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

Theo đó, bạo lực học đường là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

Nguyên nhân của bảo lực học đường?

Nguyên nhân của bạo lực học đường trước hết xuất phát từ chính bản thân học sinh: Học sinh cấp THCS, THPT (từ 12 đến 17 tuổi) có sự chuyển biến về mặt tâm lý của bản thân, giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách), trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục từ phía nhà trường: Môn Giáo dục công dân còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nhận thức được các bài học của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh. Bộ phận phụ trách tư vấn học đường ở các nhà trường đã được thành lập (từ năm học 2018-2019) nhưng chưa phát huy được hiệu quả, trong khi đó nhu cầu trợ giúp và tham vấn về tâm lý ở trường học hiện nay là rất lớn.

Từ góc độ gia đình, phụ huynh ít quan tâm tới con cái, hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, những vụ bạo hành gia đình như vậy cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Học sinh trong độ tuổi 12-17 tuổi là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.

Đối với xã hội: Hiện nay học sinh tiếp xúc dễ dàng với những hành vi bạo lực trên internet, phim ảnh và trò chơi điện tử mang tính bạo lực ….

Pháp luật hướng dẫn nhận dạng hành vi bạo lực học đường
Pháp luật hướng dẫn nhận dạng hành vi bạo lực học đường

Hành vi bạo lực học đường bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 5 Mục III Thông tư 08/TT năm 1988 hướng dẫn về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông do Bộ Giáo dục ban hành quy định về mức xử phạt dành cho hành vi bạo lực học đường cụ thể như sau:

III. Hình thức thi hành kỉ luật:
Theo qui định của Bộ, việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, cụ thể vận dụng như sau:

  1. Đuổi học 1 năm:
  • Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục
  • Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác
  • Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương
  • Sau khi thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi
  • Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn, …) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình
  • Ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau

Xử lý hành chính

Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

 “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”

Với hình thức Cảnh cáo được quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”

Xử lý hình sự

Theo Điều 12 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 thì:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:

Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự :

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

– Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

– Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; 

– Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, cũng có thể phạm tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự 2015:

“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bị bào hành học đường

Hành vi nạo hành học đường cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592. Thiệt hại được xác định như sau:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần như: 

– Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 (của Bộ luật dân sự 2015).

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình (Điều 586 Bộ luật dân sự 2015).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của LSX về Pháp luật hướng dẫn nhận dạng hành vi bạo lực học đường hoặc các dịch vụ khác liên quan như tra cứu thông tin quy hoạch đất bình dương…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên và nhà trường cần phải làm gì để tránh bạo lực học đường?

Giáo viên và nhà trường không thể vô can với những vấn đề về bạo lực học đường dù nó xảy ra ở khuôn viên nhà trường hay ở ngoài nhà trường, trong giờ hành chính hay ngoài giờ hành chính vì việc bạo lực này có mầm mống hay nguồn gốc từ những mâu thuẫn tiềm ẩn trước đó và phải coi đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết. Cần phải báo với Ban Giám hiệu nhà trường về hiện tượng bạo lực học đường đã xảy ra như thế nào để có kế hoạch giải quyết.
Cần làm việc một cách nghiêm túc giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh với thiện ý hợp tác cùng giải quyết vấn đề bạo lực học học đường và ngăn ngừa việc bạo lực có thể còn tiếp diễn, tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau.
Cần có sự hỗ trợ về tâm lý đối với những trẻ có nguy cơ bị bạo lực học đường cao, ví dụ như những trẻ khả năng hòa nhập kém, những trẻ có vấn đề về tâm lý như trầm cảm, thiếu hòa đồng, hay trẻ chậm phát triển. Cần tạo cho trẻ những cơ hội để cảm thấy mình không bị bỏ rơi, không bị cô đơn như cho trẻ phát cơm cho các bạn vào giờ ăn trưa, tham gia cùng cô giáo thu bài kiểm tra, trả vở cho các bạn…
Các trường học nên có cán bộ về tâm lý để tư vấn và hỗ trợ phát hiện kịp thời những học sinh có vấn đề về tâm lý.

Cách xử lý huống bị bạn học trêu ghẹo như thế nào?

Bình thường trêu ghẹo cho vui và người bị trêu ghẹo không bị ức chế chưa được xem là bạo lực học đường. Tuy nhiên, khi hành vi trêu ghẹo diễn ra thường xuyên gây ức chế cho người bị trêu ghẹo thì đó cũng chính là hành vi bạo lực học đường.
Khi bị bạn trêu ghẹo, nếu cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt tình trạng này, các bạn cần phải bình tĩnh, lảng tránh đi ra nơi khác, không nên phản ứng gay gắt càng kích thích đối tượng trêu ghẹo. Dùng lời lẽ nhẹ nhàng yêu cầu không trêu ghẹo. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn cần phản ảnh đến giáo viên chủ nhiệm, với cha mẹ…
Tránh xử lý tiêu cực như nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp hoặc trêu ghẹo lại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Cách xử lý tình huống khi bị đánh đập trên trường hoặc bị đánh đập hội đồng?

Đây là hình thức bạo lực khá phổ biến trong thời gian gần đây, có thể do đối tượng là nam hoặc nữ thực hiện với các phương thức đặc trưng khác nhau nhưng đều có điểm chung là đánh “hội đồng” hoặc “solo” nhưng có các đối tượng đứng ngoài đe dọa, hỗ trợ. 
– Nếu đối tượng sử dụng hung khí, cần phải tỏ thái độ lo sợ, năn nỉ đối tượng rồi bất ngờ bỏ chạy, cố gắng chạy thật nhanh đến vị trí có người lớn cứu giúp. Trường hợp đối tượng không sử dụng hung khí thì tìm cơ hội bỏ chạy.
– Nếu xét thấy khó có khả năng chạy thoát, khi bị đánh cần cuộn tròn người, dùng tay, cánh tay, co 1 chân lên bụng để che chắn và vùng chạy thoát khi có cơ hội. Nếu thấy có người lớn có thể trợ giúp cần kêu cứu. Khi kêu cứu cần hướng về một người cụ thể, có khả năng giúp mình không nên trông chờ vào đám đông.
– Sau khi thoát được nhóm đối tượng có hành vi bạo lực cần phải báo ngay cho phụ huynh và người có trách nhiệm để xử lý, tường trình lại toàn bộ sự việc để cơ quan chức năng đánh giá tính chất vụ việc và có hình thức xử lý. Tuyệt đối không nên tìm cách trả thù hoặc nhờ người ngoài xã hội giúp đỡ, thanh toán sẽ để lại hậu quả kéo dài, nghiêm trọng.
– Sau khi vượt qua các tình huống này, cho dù tính chất, mức độ nghiêm trọng đến đâu (bị sỉ nhục bắt quì, bị xé quần áo, bị quay clip đưa lên mạng…), tuyệt đối không được suy nghĩ tiêu cực hoặc có cách làm tiêu cực như trả thù, bỏ học, tự vẫn mà phải đối mặt với vấn đề của mình, nhờ sự trợ giúp của phụ huynh, thầy cô, cơ quan chức năng. 
-Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em khi đã bị hành vi bạo lực, chú ý biểu hiện bất thường của các em, cần thiết có thể cần phải can thiệp về tâm lý tránh để các em có suy nghĩ, thái độ và hành vi tiêu cực.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm