Pháp luật quy định mức thuế khác nhau đối với doanh nghiệp như thế nào?

bởi Vũ Trang
Pháp luật quy định mức thuế khác nhau đối với doanh nghiệp như thế nào

Thuế là một khoản thu bắt buộc mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, sự hiểu biết về thuế là một kiến thức cần thiết mà bất kể cá nhân hay tổ chức nào khi muốn thành lập doanh nghiệp cũng đều phải nắm rõ. Tuy nhiên, phạm vi nghĩa vụ thuế của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Để hiểu rõ hơn vấn đề, Luật Sư X xin gửi đến bạn đọc bài viết “ Pháp luật quy định mức thuế khác nhau đối với doanh nghiệp như thế nào ” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về thuế

Thuế là một thuật ngữ được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực kinh tế; gắn với quá trình hình thành và phát triển của nhà nước. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, nhà nước cần có những khoản thu và đóng góp về vật chất của cá nhân; tổ chức để thục hiện các công việc chi tiêu mang tính chất cộng đồng, xã hội. Bằng quyền lực của mình, nhà nước thực hiện thu thuế đối với một phần cá nhân; tổ chức trong xã hội, trong đó có việc thu thuế đối với các doanh nghiệp. Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị.

Như vậy có thể hiểu thuế là một khoản thu bắt buộc; không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân; nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước cho lợi ích chung của xã hội; hoặc thuế là một khoản tiền mà các tổ chức; cá nhân nhất định phải nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nhà nước tài trợ cho các khoản chi tiêu khác cho xã hội.

Pháp luật quy định mức thuế khác nhau đối với doanh nghiệp như thế nào?

Pháp luật quy định mức thuế khác nhau đối với doanh nghiệp như thế nào ?

Hiện nay, pháp luật quy định các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp khác nhau thì pháp luật lại có những quy định khác nhau về mức thuế phải nộp.

Sở dĩ pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau là vì; giữa các doanh nghiệp đều có những đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực, quy mô, địa bàn kinh doanh là khác nhau. Nhà nước căn cứ vào những đặc điểm này để quy định mức thuế sao cho phù hợp. Vì vậy, các mức thuế mà các doanh nghiệp khác nhau sẽ phải đóng sẽ là khác nhau.

Đặc điểm của thuế

– Thuế là một khoản chi phí bắt buộc mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào đủ điều kiện đều phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với người nộp thuế thì đây được coi nghĩa vụ chuyển giao tài sản của cá nhân; tổ chức đó cho nhà nước, việc chuyển giao này mang tính chất bắt buộc. Đối với các cơ quan thuế thì khi được nhà nước giao nhiệm vụ thu thuế; thì cũng không được phép tự ý thu hay không thu; tự ý quy định các mức thuế sai với quy định trong luật; cơ quan thuế cũng không được phép phân biệt đối xử đối với từng cá nhân, tổ chức nộp thuế.

– Thuế gắn với yếu tố quyền lực: Thuế luôn gắn với yếu tố quyền lực bởi nó xuất phát từ ý chí của nhà nước, xuất hiện cùng với quá trình phát triển của nhà nước.

– Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp. Đây là một khoản chi phí bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức; doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, đây không phải khoản chi phí mà khi các cá nhân, tổ chức; doanh nghiệp đó nộp vào thì sẽ nhận được một lợi ích nào từ phía nhà nước. Bất kì “ai”, khỉ đủ điều kiện đều phải hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 2022

  1. Thuế môn bài
  2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
  3. Thuế giá trị gia tăng
  4. Nộp thuế tài nguyên
  5. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thời hạn nộp các loại thuế của doanh nghiệp

Thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp, dựa vào các loại thuế đi vào phân tích phía trên như sau

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Quý chậm nhất là ngày thứu ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Đối với nộp thuế theo lần, thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10; kể từ khi phát sịnh nghĩa vụ thế

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Pháp luật quy định mức thuế khác nhau đối với doanh nghiệp như thế nào? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

1. Truy thu thuế là gì?

Truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Các lí do này bao gồm các hành vi như: việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định.

2.  Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm