Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do yếu tố gì quyết định?

bởi BuiNgan
Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do yếu tố gì quyết định?

Pháp luật và chính trị được hiểu là gì? pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do yếu tố nào quyết định? Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị là gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, Nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Đặc điểm của pháp luật

  • Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
    • Là khuôn mẫu chung cho tất cả mọi người.
    • Được áp dụng nhiều lần trong không gian và khoảng thời gian rộng lớn.
  • Pháp luật được ban hành hoặc thừa nhận bởi Nhà nước;
  • Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước;
  • Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp hoặc giữa các dân tộc hoặc các tầng lớp xã hội mà cốt lõi chủ yếu của nó là:

  • Những vấn đề giành chính quyền;
  • Duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước;
  • Sự tham gia hoạt động vào công việc của Nhà nước;
  • Sự xác định các hình thức tổ chức,
  • Nhiệm vụ cũng như nội dung hoạt động của Nhà nước.

Chính trị có sự liên quan đến quyền lợi của giai cấp và nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, theo đó sẽ bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái chính trị xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Chính trị chỉ tồn tại khi nào còn tồn tại giai cấp và còn nhà nước.

Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chính trị trước hết là sự bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiệu lực quản lí của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hệ thống chính trị là tổng thể các cơ quan, tổ chức nhà nước, đảng phái, đoàn thể xã hội, nói chung là các lực lượng tham gia, và mối quan hệ giữa các lực lượng đó, chỉ phối sự tồn tại và phát triển đời sống chính trị của một quốc gia, thể hiện bản chất của chế độ chính trị của quốc gia, con đường phát triển của xã hội.

Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng đó cái gì quyết định

Pháp luật chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố sau đây: chế độ kinh tế, thể chế chính trị, phong tục, tập quán, đạo đức, tôn giáo,… Còn chính trị bị tác động bởi những yếu tố sau: pháp luật, đạo đức, văn hóa, kinh tế, tôn giáo,… Do đó, có thể thấy, giữa pháp luật và chính trị có sự tác động biện chứng qua lại với nhau. Pháp luật quyết định đường lối chính trị, ngược lại, các tư tưởng, quan điểm chính trị hình thành nên các quy định pháp luật.

Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị

Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do yếu tố gì quyết định?
Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do yếu tố gì quyết định?
  • Trong hình thành, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước

Bộ máy nhà nước là toàn bộ các hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương bao gồm: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp từ nhiều bộ phận cấu thành. Để bộ máy nhà nước hoạt động một cách có hiệu quả đòi hỏi phải xác định rõ mối quan hệ giữa chúng đúng với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền trách nhiệm của mỗi loại cơ quan. Đồng thời cũng phải xác định rõ mối quan hệ giữa chúng phải có những phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập thực hiện quyền lực nhà nước. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở vững chắc của những quy định của pháp luật. Khi một hệ thống các quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đày đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp có sự chồng chéo thực hiện không đúng chức năng giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Pháp luật còn quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cơ quan và của các cá nhân trong bộ máy nhà nước.

Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng có sự tác động trực tiếp tới pháp luật. Một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được hệ thống pháp luật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Từ đó, pháp luật trở nên tiến bộ và thể hiện đúng vị trí, vai trò của mình. Ví dụ như sau các cuộc cách mạng tư sản, với tư cách là một lực lương tiến bộ trong xã hội, giai cấp tư sản đã lên nắm quyền và ban hành hệ thống pháp luật tiến bộ phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động có thể kể đến các bản Hiến pháp của các nước Mỹ, Pháp…Tuy nhiên, khi đến với chế độ đế quốc tư bản chủ nghĩa, với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hệ thống pháp luật của các nước tư sản đã đi sâu vào bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản nên pháp luật đã bị làm mất tính tích cực vốn có của nó ban đầu.

  • Trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia

Pháp luật luôn là môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, sự phát triển của quan hệ ngoại giao cũng đòi hỏi ở pháp luật của các nước có sự thay đổi sao cho phù hợp với từng thời kì phát triển của mỗi quốc gia. Ví dụ, ở nước ta thời kì trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta có thực hiện chính sách ngoại giao khép kín. Nước ta chỉ thực hiện quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị với các nước có nền chính trị xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật của nước ta ngăn cấm các hoạt động đầu tư của tư bản nước ngoài vào. Trong thời đại mở cửa và hội nhập quốc tế như hiện nay thì điều đó không còn phù hợp nữa. Đường lối ngoại giao của nước ta hiện nay đã có sự thay đổi căn bản. Theo đó, chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biêt 11/2007 Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này, đòi hỏi pháp luật của chúng ta phải có những thay đổi để phù hợp với xu thế chung. Đó là sự thay đổi thể hiện trong các Luật Đầu tư, Luật Thương Mại… Đặc biệt, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giảm các loại thuế, rút gọn các thủ tục… Những chính sách đó đã được thể hiện tập trung trong pháp luật Việt Nam hiện hành.

  • Trong tư tưởng đường lối chính sách của giai cấp thống trị

Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật được thể hiện tập trung nhất trong các quan hệ đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước. Pháp luật sẽ thể chế hóa các đường lối chính sách của đảng nghĩa là là làm cho các nội dung văn kiện nghị quyết của đảng được phát triển trở thành ý chí của nhà nước. Những đường lối chính sách của Đảng có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo về nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật. Sự thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng cũng dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do yếu tố gì quyết định?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao nói quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?

Thứ nhất: Quyền lực nhà nước xuất phát từ quyền lực chính trị
Thứ hai: Quyền lực chính trị thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước

Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước

– Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
– Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm