Phong tỏa tài khoản đối tác khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

bởi MyNgoc
Thông báo tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư năm 2022

Phong tỏa tài khoản đối tác khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán là một biện pháp thường được sử dụng. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp thì biện pháp này sẽ được áp dụng. Vậy thủ tục yêu cầu phong tỏa được thực hiện thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015);

Thông tư 23/2014/TT-NHNN;

Thông tư 02/2019/TT-NHNN.

Nội dung tư vấn

Phong tỏa tài khoản là gì?

Điều 124 BLTTDS 2015 quy định về phong tỏa tài khoản như sau:

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Các trường hợp thực hiện phong tỏa tài khoản

Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN) quy định các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (gồm ngân hàng, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô,…) thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

  • Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền;
  • Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của đối tác

Phong tỏa tài khoản của đối tác khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán là một trong các biện pháp được áp dụng trong hoạt động tố tụng dân sự và thủ tục yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản cần phải thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015 về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của đối tác khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Thủ tục gửi đơn và giải quyết như sau.

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của đối tác

Theo khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản gồm các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại của người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản;
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản;
  • Tư cách tố tụng;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản;
  • Các yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản;
  • Tài liệu, chứng cứ đi kèm để chứng minh cho yêu cầu;
  • Ký tên.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của đối tác

Sau khi chuẩn bị đơn, đương sự – người có yêu cầu tiến hành nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền.

Theo Điều 112 BLTTDS 2015, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản như sau:

  • Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định;
  • Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của Tòa án, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN) thì các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (gồm ngân hàng, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô,…) thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Phong tỏa tài khoản đối tác khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phong tỏa tài khoản là gì?

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản gồm những nội dung gì?

– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ, số điện thoại của người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản;
– Tên, địa chỉ, số điện thoại của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản;
– Tư cách tố tụng;
– Tóm tắt nội dung tranh chấp;Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản;
– Các yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản;
– Tài liệu, chứng cứ đi kèm;
– Ký tên.

Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản?

– Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định;
– Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm