Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp thiết của các bên đương sự, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, giữ nguyên hiện trạng, ngăn ngừa thiệt hại không thể khắc phục được và bảo đảm việc thi hành án của Tòa án mà thôi, tòa án có thể áp dụng các biện pháp dự phòng tạm thời, trong đó có biện pháp phong tỏa tài sản , có thể được áp dụng để ngăn chặn hoặc theo yêu cầu của một bên. Cùng Luật sư X tìm hiểu về phong toả tài sản trong vụ án hình sự nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Phong tỏa tài khoản là gì?
Phong tỏa tài sản là biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với người buộc tội để đảm bảo thi hành án. Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh tạm dừng giao dịch đối với tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước của người bị buộc tội về tội mà BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền, có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo thi hành án. Phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 129 BLTTHS 2015.
Những trường hợp bị phong tỏa tài sản
Căn cứ quy định tại Điều 125, 126 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản trong tố tụng dân sự bao gồm:
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ:
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ:
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự quy định như thế nào?
Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án dân sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Phong tỏa tài khoản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự
Phong tỏa tài sản là một biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Trường hợp bị phong tỏa tài sản:
Căn cứ quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Đối với người bị buộc tội:
Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Căn cứ quy định tại Điều 438 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Đối với pháp nhân thương mại:
Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
Xác định giá trị tương đương khi phong tỏa tài khoản, tài sản
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì:
- Việc xác định nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện phải căn cứ theo đơn khởi kiện, đơn phản tố của bị đơn và đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh giá trị tài khoản, tài sản bị phong tỏa. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tài sản và tài khoản cần phong tỏa. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và quy định pháp luật liên quan để xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện) để không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước
Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đương sự có yêu cầu Tòa án đều áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, ngay cả trong trường hợp việc yêu cầu là có căn cứ.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định pháp luật về cầm cố tài sản như thế nào?
- Quy định pháp luật về cầm cố tài sản như thế nào?
- Download mẫu đơn xin khước từ tài sản thừa kế mới năm 2023
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự quy định như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xác minh tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 111 và Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trường hơp nếu căn nhà bạn đang ở là đối tượng của một tranh chấp dân sự thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể ở đây là biện pháp phong tỏa tài sản.
Và theo quy định, chỉ có tòa án mới có quyền ra quyết định phong tỏa tài sản. Quyết định này được thực hiện bởi cơ quan thi hành án. Trong quá trình phong tỏa, công an có tham gia nhưng chỉ có chức năng đảm bảo an ninh trật tự, hỗ trợ việc phong tỏa.
Khoản 26 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như về phong tỏa tài sản như sau:
1. Việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ.
2. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án.
Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, tài sản. Biên bản, quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định của Luật này.