Quy định pháp luật về cầm cố tài sản như thế nào?

bởi VanAnh
Quy định pháp luật về cầm cố tài sản như thế nào

Trong quan hệ về tài sản, để bảo đảm quyền và lợi ích của chủ nợ không bị xâm phạm, các bên có thể thoả thuận xác lập biện pháp bảo đảm, người vay nợ phải giao một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho chủ nợ. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ thì tài sản cầm cố sẽ thuộc về chủ nợ, đây được voi là phần bù đắp vào phần nợ chưa thực hiện. Về mặt ngữ nghĩa, cầm cố tài sản là việc một người ứng trước (chiếm giữ) tài sản của người khác để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Vậy Quy định pháp luật về cầm cố tài sản như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Bất luận ở trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thoả thuận từ hai phía và với mục đích bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba phải bằng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Hiệu lực của cầm cố tài sản

1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Đối tượng của cầm cố tài sản

Đối tượng của cầm cố tài sản còn được gọi là tài sản cầm cố.

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định về tài sản cầm cố nhưng xét theo bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

Điều kiện cầm cố tài sản

Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản (nếu pháp luật có quy định) nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố: Khi người có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố cho người có quyền, từ thời điểm đó họ bị hạn chế một số quyền năng đối vói tài sản của mình. Bên nhận cầm cố chiếm hữu tài sản đó đồng thời có quyền định đoạt nó khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đủng nghĩa vụ (nếu có thoả thuận).
  • Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao: Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ thì bên cầm cố được quyền bán tài sản cầm cố. Tuy nhiên, bên cầm cố chỉ có thể bán tài sản nếu tài sản đó là tài sản được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự. Vì vậy, nếu tài sản cầm cố là tài sản mà pháp luật cấm giao dịch thì không chỉ giao dịch cầm cố đó vô hiệu mà người nhận cầm cố còn không thể xử lí được tài sản đó.
Quy định pháp luật về cầm cố tài sản như thế nào
Quy định pháp luật về cầm cố tài sản như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản

Nghĩa vụ của bên cầm cố

– Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

– Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

– Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quyền của bên cầm cố

– Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

– Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

– Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

– Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

– Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

– Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

– Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Quyền của bên nhận cầm cố

– Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

– Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

– Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định pháp luật về cầm cố tài sản như thế nào??” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Trình tự thủ tục thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố thuộc về bên nào?

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tiệm cầm đồ có được bán tài sản cầm cố không?

Theo Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của tiệm cầm đồ như sau:
– Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
– Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 2 Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015, một trong những quyền của tiệm cầm đồ là xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong đó, tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp được xử lý tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật như sau:
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Việc xử lý tài sản cầm cố theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 sẽ do các bên thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố sau đây:
Bán đấu giá tài sản;
Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
Phương thức khác.
Như vậy, tiệm cầm đồ vẫn có quyền xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ cầm cố khi đến hạn hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ,…

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm