Con cái đem tài sản của cha mẹ cầm cố lấy tiền tiêu xài có sao không?

bởi

Trong xã hội không thiếu gì những cậu ấm, cô chiêu được cha mẹ nuông chiều từ khi lọt lòng. Lớn lên thì quen thói ăn chơi đua đòi. Nếu được bố mẹ chu cấp đều đặn thì không sao, nhưng một số trường hợp đã làm mất lòng tin của cha mẹ và không được chu cấp, nên đã dùng mọi cơ hội, thủ đoạn để lấy đồ đạc, tài sản của cha mẹ đem bán lấy tiền tiêu xài. Vậy hành vi lấy đồ của cha mẹ đem bán lấy tiền tiêu xài có vi phạm pháp luật? 

Căn cứ:

  • Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

1. Lấy tài sản của cha mẹ đem bán để tiêu xài có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với những trường hợp con cái lấy tài sản của cha mẹ, điểm hình là xe cộ, đồ dùng có giá trị đem bán lấy tiền để tiêu xài riêng được xác định có thể bị khởi tố hình sự. Việc xác định tội danh đối với từng trường hợp cụ thể phải căn cứ vào những hành vi thực tế, tuy vậy nhìn chung, đa số trong các trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh về xâm phạm sở hữu tài sản.

 

Nếu trường hợp con cái lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của cha mẹ mà có hành vi lấy trộm tiền, đồ dùng, xe cộ để đem đi cầm cố lấy tiền tiêu xài thì được xác định cấu thành nên Tội trộm cắp tài sản. Bộ luật hình sự hiện hành không quy định điều luật nào để xử lý riêng những trường hợp con cái lấy trộm đồ của cha mẹ, tuy vậy tại Điều 173 Bộ luật hình sự hiện hành quy định rằng: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác…” đã bao gồm cả trường hợp nêu trên.

 

Nếu trường hợp con cái lợi dụng lòng tin tưởng của cha mẹ khi được cha mẹ giao cho quản lý, sử dụng một tài sản nào đó như nhà cửa, xe cộ,…. mà đem bán lấy tiền tiêu xài mà không được sự đồng ý từ phía cha mẹ thì hành vi này được xác định đã cầu thành nên Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự hiện hành quy định những hành vi sau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đó là:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu tài sản, do vậy, bất kỳ ai xâm phạm tới quyền đó, gây ra thiệt hại hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại đối với tài sản của chủ sở hữu đó thì đều cấu thành nên hành vi phạm tội, không phân biệt là mối quan hệ cha mẹ – con cái. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng nỡ tố cáo những hành vi phạm tội này của con cái mình. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp để nhằm răn đê, giáo dục hoặc muốn cách ly con khỏi những đối tượng bạn bè ăn chơi đua đòi nên một số bậc phụ huynh trong những trường hợp đó đã tố cáo hành vi phạm tội của con. Họ chấp nhận nén đau thương nhìn con phải ngồi tù để hy vọng con cái họ sẽ nhận ra lỗi lầm và sớm ngày hoàn lương.

2. Xử phạt

Việc xác định khung hình phạt của 2 tội danh nêu trên dựa vào giá trị của những loại tài sản bị con cái đem bán, cầm cố. Cụ thể mức hình phạt được Bộ luật hình sự hiện hành quy định đối với 2 tội danh trên như sau:

Điều 173: Tội trộm cắp tài sản.

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy mức hình phạt cao nhất đối với cả 2 tội danh nêu trên đều là 20 năm tù giam. Bên cạnh đó, những đứa con như vậy còn có thể phải bị phạt tiền tới 50 triệu đồng đối với Tội trộm cắp tài sản và 100 triệu đồng đối với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật hình sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm