Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất

bởi
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

 Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thông pháp luật  Việt Nam. Theo đó các tội danh sẽ được phân hoá theo các dấu hiệu cụ thể nhằm phân biệt với các tội danh khác. Việc xác định hành vi thuộc quy định của tội này hay tội khác phụ thuộc vào những đăc trưng cơ bản. Trong đó tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một trường hợp như thế.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu; hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.

Tính công khai, trắng trợn của hành vi này được thể hiện ở chỗ; người thực hiện không hề giấu diếm hành vi vi phạm của mình. Đồng thời; khi bị chiếm đoạt tài sản; chủ sở hữu hay người quản lý tài sản biết rõ người chiếm đoạt tài sản và hành vi chiếm đoạt đó nhưng không thể ngăn cản hay làm gì khác.

Thông thường, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác thực hiện hành vi này là do biết người bị hại không dám; hoặc không đủ khả năng ngăn cản việc chiếm tài sản. Chẳng hạn; người bị hại là người già yếu, phụ nữ,…Ngoài ra, hành vi còn có thể được thực hiện trong hoàn cảnh thiên tai; hỏa hoạn, chiến tranh… khi người bị hại sơ hở; không có điều kiện trông giữ tài sản.

Các dấu hiệu tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Về hành vi

Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Được hiểu là việc chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội; hành vi đó được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác.

Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt này thường là do người phạm tội biết người bị hại không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó (như biết bị hại là người già yếu; người bị hại là trẻ em…).

Mặt khác; việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường (không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản) người phạm tội rời khỏi nơi thực hiện tội phạm. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Lưu ý:

Người phạm tội sau khi đã thực hiện xong một tội phạm nào đó (như tội giết người, tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm..) làm cho người bị hại không còn khả năng; hoặc bị hạn chế khả năng bảo vệ tài sản, thì mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, thông qua hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này không phải là tội cướp tài sản; mà là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Dấu hiệu khác:

Về giá trị tài sản. Giá trị chiếm đoạt tài sản phải từ hai triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt (như trộm cắp, lừa đảo tài sản…); hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt (như tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản…); chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: 

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mức phạt tội này quy định trong bộ luật hình sự

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự.

Theo đó; người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội như: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản;… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác là:

  • Phạt tù từ 02 – 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng; Hành hung để tẩu thoát;….
  • Phạt tù từ 07 – 15 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai; dịch bệnh để phạm tội. Đặc biệt, nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội thì người công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm.

Bên cạnh đó; hình phạt bổ sung được quy định với tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng.

Như vậy; người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm; phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó

Công nhiên chiếm đoạt tài sản phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Nếu thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 02 triệu; chưa phạm tội lần nào;…) thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; mức phạt với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Như vậy; người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.

Trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản đó là có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên thực tế; hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản; hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ ;hoặc được giao quản lý; đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm