Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?

bởi PhuongMai
lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tin nhắn chỉnh sửa

Xã hội ngày càng phát triển; những hành vi lừa đảo cũng theo đó mà ngày càng ranh ma, xảo quyệt hơn. Có những trường hợp; lòng tham nổi lên chỉ trong một khoảnh khắc. Mới đây nhất; vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa như hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người; phải sáng suốt trong việc kiểm chứng thông tin. Vậy hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa có thể bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Mới đây, công an quận Đống Đa, Hai Bà Trưng vừa ra quyết định khởi tố bị can với Nguyễn Văn Huy với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Được biết, ngày 26/5; Huy đến cửa hàng sửa xe của anh H. ở phố Khâm Thiên để mượn xe máy Piaggio Liberty. Anh H. bảo chủ xe đang muốn bán với giá 9 triệu; bị can ngỏ ý mua lại và thanh toán qua chuyển khoản. Sau đó, Huy lấy một ảnh chụp màn hình khác, chỉnh sửa đổi đưa cho H. Anh H. sau đó giao xe cho Huy. Huy đến cửa hiệu cầm đồ cầm cố được7 triệu đồng. Sau khi liên hệ với chủ xe và biết được vẫn chưa nhận được tiền; anh H. trình báo với cơ quan chức năng. Tới tháng 6, bị can Huy bị bắt.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa có thể phải chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Với hành vi được quy định là hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa

Hình phạt chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa có thể phải đối mặt với các mức hình phạt sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:

Một, tài sản chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hai, tài sản chiếm đoạt trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng rơi vào các trường hợp: đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175, 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa

Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Giải quyết tình huống

Công an cho biết, Huy đã từng có 03 tiền án về các tội Cướp tài sản; Cưỡng đoạt tài sản và Cố ý gây thương tích. Theo đó, cả 3 tội danh trên đều là lỗi cố ý. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Huy đã bị kết án; chưa được xóa án tích sau đó lại thực hiện hành vi phạm tội khác do cố ý. Đó là căn cứ cho thấy Huy đã tái phạm.

Sau đó, Huy lại thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tin nhắn chỉnh sửa do cố ý; trong khi chưa được xóa án tích. Đó là căn cứ cho thấy Huy tái phạm nguy hiểm. Mức hình phạt mà Huy phải chịu là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?” Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc cũng như giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào có thể xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung hình phạt “tái phạm nguy hiểm”?

Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); tái phạm nguy hiểm chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1; đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
Trường hợp 2; đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Thế nào là hành vi cướp tài sản?

Hành vi cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thế nào là hành vi cưỡng đoạt tài sản?

Hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhắm chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm