Cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định?

bởi HoangVinh
Cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Tĩnh bị xử lý như thế nào?

Năm 2016-2019, UBND xã Cẩm Duệ; huyện Cẩm Xuyên tổ chức nhiều đợt đấu giá và cấp đất cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Sau khi trúng đấu giá, do không nhắm rõ trình tự; thủ tục, một số người đã đưa tiền nhờ ông Nguyễn Văn Bửu nộp tiền sử dụng đất; lệ phí trước bạ và hồ sơ xin cấp bìa đỏ. Ông Bửu lợi dụng sự tin tưởng đã nhận 600 triệu đồng; của bốn người dân đem chi tiêu cá nhân. Vậy, trong trường hợp Cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Tĩnh bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sủa đổi 2017

Nội dung tư vấn

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối; do một người thực hiện nhằm mục đích dịch chuyển một cách trái pháp luật; tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá,… đang thuộc sở hữu, quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình

Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Đây là nguyên nhân trực tiếp; khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản..

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

.Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Phạt tiền;… theo Khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự

“Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.”

Giải quyết vụ việc

Ông Bửu đã có hành vi lợi dụng sự tin tưởng đã nhận 600 triệu đồng của bốn người dân ở thôn Phương Trứ, Quốc Tiến và Trần Phú (xã Cẩm Duệ) đem chi tiêu cá nhân. Ông không nộp các loại phí và làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết.

Do đó, ông Bửu là cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, ông Bửu phải chịu mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm do số tiền chiếm đoạt trên 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn có thể bị phạt từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, mức phạt tù của ông Bửu có thể lên đến 20 năm tù giam, bị thu hồi phần tài sản đã chiếm đoạt và có thể bị phạt thêm một số tiền. Tùy thuộc vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ sẽ có mức hình phạt tù cụ thể cho ông Bửu.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung về; Cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Tĩnh bị xử lý như thế nào?; của Luât Sư X. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến 0833102102 để được tiếp nhận.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản..

Tham ô tài sản được hiểu như thế nào?

Theo bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành vi tham ô tài sản là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, thu lợi bất chính.

Chủ thể lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm