Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

bởi Vudinhha
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mới đây, tại Bắc Ninh công an đã tạm giữ hình sự đối với Việt (32 tuổi); Hằng (31 tuổi); Nguyễn Hoàng Minh (21 tuổi) để làm rõ hành vi làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tạm giữ hai anh em ruột là Đinh Văn Tâm (30 tuổi) và Đinh Văn Dương (28 tuổi) về hành vi làm giả giấy tờ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để tìm hiểu xem hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật hình sự 2015

NỘI DUNG TƯ VẤN

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trong luật hình sự thì không có khái niệm nào là lừa thuê chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, có lẽ tác giả bài báo đang nhấn mạnh cách thức thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng Hoàng Tiến Việt và Chu Thúy Hằng.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xâm phạm quyền sở hữu phổ biến nhất hiện nay. Theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là ” Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…”

Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó. Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản..

Xử lý lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Truy tố hình theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng Hoàng Tiến Việt và Chu Thúy Hằng sẽ bị truy tố theo điểm a khoản 4 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 “bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân” (vì chiếm đoạt tổng tài sản lên đến gần 40 tỷ đồng).

Truy tố về tội Giả mạo giấy tờ thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cấp

Ngoài ra, vợ chồng Hoàng Tiến Việt và Chu Thúy Hằng còn có thể bị truy tố theo điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Do ta chưa có thông tin chi tiết về vụ việc này nên muốn biết hình phạt chính xác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng chồng Hoàng Tiến Việt và Chu Thúy Hằng thì chúng ta phải chờ kết quả của cơ quan tòa án.

Hi vọng bài viết giúp ích cho độc giả!

Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần tư vấn, hỗ trợ về các vấn đề pháp lý:  0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Trường hợp mắc cả 2 tội như trên thì xử phạt thế nào?” answer-0=”Trong trường hợp một người phạm nhiều tội, được xét xử trong cùng 01 lần thì Tòa án quyết định hình phạt với từng tội và tổng hợp theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Nếu như trường hợp hai vợ chồng tự nguyện bồi thường cho người bị hại thì xử lý như thế nào?” answer-1=”Trường hợp này sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt do có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự 2015″ image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Làm giả giấy tờ có bị xử phạt hành chính không?” answer-2=”Làm giả giấy tờ là làm giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước nên có thể bị phạt hành chính về làm giả và sử dụng con dấu giả theo khoản 4 điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm