Giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

bởi PhuongMai
giả danh cán bộ sở TN&MT lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao

Thời điểm khó khăn do dịch bệnh Covid bùng phát; nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa; nhiều người lao động mất việc, mất đi nguồn thu nhập chính của cuộc sống. Cũng tại thời điểm này; những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản lại được dịp nổi lên. Đánh vào tâm lý chỉ cần ở nhà cũng có thể kiếm tiền; nhiều người đã bị lừa do thủ đoạn này. Đặc biệt, mới đây, vụ việc “Giả danh cán bộ Sở TN&MT lừa đảo chiếm đoạt tài sản” gây xôn xao dư luận. Vậy hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Năm 2019, ông Long có hứa làm “sổ đỏ” cho 2 mảnh đất tại phố Đội Cấn, Hà Nội. Được biết, 2 mảnh đất trên thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị T. (sinh năm 1957) và ông Phạm Quang C. (sinh năm 1975). Ông Long đã nhận của bà T. 950 triệu đồng; nhận của ông C. 700 triệu đồng nhưng không thực hiện như cam kết mà bỏ trốn. Theo kết quả điều tra của cơ quan công an; Sở TN&MT Hà Nội xác nhận không có ai tên Hà Đình Long công tác tại đây; phòng TN&MT quận Ba Đình và UBND phường Hoàng Văn Thụ không nhận giải quyết hồ sơ nào liên quan đến 2 mảnh đất trên. VKSND Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Hà Đình Long (sinh năm 1981) về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hình phạt chính đối với hành vi giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phụ thuộc vào số tài sản bị chiếm đoạt; hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cụ thể là hành vi giả danh cán bộ Sở TN&MT lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể chịu những mức phạt sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp: trộm cắp tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý; dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; múa, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Hình phạt bổ sung đối với hành vi giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp: trộm cắp tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Xử phạt đối với người nước ngoài có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối với người nước ngoài có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15; tùy theo mức độ vi phạm; có thể bị áp dụng hình phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hình phạt chính đối với hành vi giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể đối mặt với các mức hình phạt sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:

Một, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đên dưới 50.000.000 đồng.

Hai, chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng thuộc các trường hợp: đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Giải quyết tình huống

Căn cứ vào số tiền bị can Long đã lừa của bà T. và ông C. là 2 tỷ; bị can Long có thể phải đối mặt với hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc có vấn đề pháp lý khó khăn cần xử lý; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu một người là cán bộ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý về tội danh gì?

Người là cán bộ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý về tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Thế nào là hành vi cướp tài sản?

Hành vi cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thế nào là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng lòng tin của người khác với mình để chiếm đoạt tài sản của người khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm