Trả lại tài sản đã trộm cắp, có phải ngồi tù nữa không?

bởi
Trả lại tài sản đã trộm cắp, có phải ngồi tù nữa không?

Trộm cắp tài sản là một loại tội phạm khá phổ biến. Việc xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác có thể khiến cho người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính tùy thuộc vào mức độ và hành vi vi phạm. Tuy nhiên, sau khi trộm cắp mà cảm thấy ăn năn, hối lỗi và trả lại tài sản trộm cắp thì có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản là hành vi bí mật, lén lút lấy tài sản của người khác. Hành vi này trực tiếp xâm phạm đến chế độ sở hữu tài sản của người khác.

Tội trộm cắp tài sản bị xử lý thế nào?

Hành vi này có thể cấu thành nên Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ Luật hình sự 2015: 

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo điều 12 Luật hình 2015, thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh này khi thực hiện hành vi trộm cắp thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi, chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội danh, trong đó có tội trộm cắp tài sản. Cụ thể hóa: 

Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này

Như vậy, nếu đủ yếu tố cấu thành nên tội Trộm cắp tài sản, mức phạt cao nhất cho tội phạm này là phạt tù đến 20 năm. Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung phạt tiền đến 50 triệu đồng. 

Về xử phạt hành chính

Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi trộm cắp sẽ bị xử lý hành chính căn cứ theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

Như vậy, hình thức phạt tiền sẽ được áp dụng với hành vi trộm cắp tài sản chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Cao nhất phạt đến 2 triệu đồng cho hành vi này. 

Trả lại tài sản trộm cắp những vẫn phải ngồi tù!

Như đã phân tích ở trên, nếu có đủ căn cứ cứ thành nên tội phạm người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tuy nhiên, trong quy định về tố tụng hình sự, một số trường hợp, người phạm tội được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể Tòa án sẽ đình chỉ vụ án trong trường hợp: 

  •  Người bị hại rút yêu cầu khởi tố.
  •  Có căn cứ không khởi tố vụ án:

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

+ Đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Tội phạm đã được đại xá;

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết

Cụ thể hóa từ Điều 282 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: 

Điều 282. Đình chỉ vụ án

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;

b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Tội trộm cắp tài sản không thuộc trường hợp vụ án chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Bởi vậy nên, dù có trả lại tài sản trộm cắp, nhưng hành vi lén lút trộm tài sản của người khác đã đủ căn cứ cấu thành nên tội phạm. 

Tuy nhiên, việc trả lại tài sản là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điều 51 Bộ luật hình sự 2015: 

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

….

Như vậy, tuy vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng việc giảm nhẹ bản án cũng phần nào “vớt vát” được tình thế phải không nào? 

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Trộm xe của chính mình có thể phải chịu trách nhiệm hình sự ra sao?

Câu hỏi thường gặp

Cướp tài sản là gì?

Cướp tài sản là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Cướp giật tài sản là gì?

Cướp giật tài sản được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Công khai chiếm đoạt tài sản là gì?

Công khai chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản mà không dùng đến vũ lực hay bất cứ thủ đoạn nào nhằm đe dọa, uy hiếp để chiếm đoạt tài sản, hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm