Lì xì là là một phong tục truyền thống từ xa xưa của người dân Việt Nam, với mong muốn mang lại nhiều điều may mắn trong năm mới, mừng tuổi mới cho mọi người… Theo đó, mà trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, đa dạng các loại phong bao lì xì. Vậy khi Photo ảnh tiền Việt Nam làm bao lì xì có bị phạt hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành tiền Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì:
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.
Photo ảnh tiền Việt Nam làm bao lì xì có bị phạt hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Quyết định 130/2003/QĐ-TTg nghiêm cấm các hành vi sau:
– Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
– Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
– Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
– Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, việc sử dụng bao lì xì in hình tiền Việt Nam là hành vi sao chụp tiền Việt Nam mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước và đây là hành vi bị nghiêm cấm.
Theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đổi với hành vi sử dụng bao lì xì in hình tiền Việt Nam như sau:
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định hiện hành đối với hành vi sử dụng bao lì xì in hình tiền Việt Nam thì cá nhân bị phạt lên đến 50 triệu đồng; tổ chức bị phạt lên đến 100 triệu đồng.
Xử phạt như thế nào đối với hành vi sử dụng tiền Việt Nam sai mục đích?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, cụ thể như sau:
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định này thì:
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu là cá nhân kinh doanh tự do vi phạm sẽ bị phạt lên đến 50 triệu đồng cho hành vi sao chụp, in ấn tiền lên bao lì xì mà không có sự xin phép bằng văn bản đến cơ quan nhà nước. Nếu là tổ chức kinh doanh, sẽ bị phạt lên đến 100 triệu đồng cho hành vi này. Đồng thời, theo khoản 5, điểm b, c và khoản 6 Điều 31 Nghị định này thì cá nhân, tổ chức sẽ bị tịch thu, buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền?
- Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin quy định
- Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Photo ảnh tiền Việt Nam làm bao lì xì có bị phạt hay không?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ xác nhận thông tin cư trú… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc in, đúc tiền theo nguyên tắc:
1. Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc tiền giao cho Ngân hàng Nhà nước.
3. Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng dẫn và giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản phẩm in, đúc hỏng.
Hàng loạt Fanpage bán hàng trên Facebook, cũng như các sàn thương mại điện tử phổ biến trong nước đều rần rần rao bán bao lì xì “độc, lạ” và còn được quảng cáo sẽ mang lại may mắn, tài lộc trong năm mới.
Theo đó, người bán thường chào mời khách hàng với những lời quảng cáo như “Chất liệu lì xì sang, xịn, mịn, màu in cực nét và giống như thật, giá lại mềm, 30.000 đồng/10 chiếc, 50.000 đồng/ 20 chiếc, 60.000 đồng/ 30 chiếc. Lấy số lượng càng nhiều giá càng giảm”…
Sản phẩm này sau khi ra đời đã thu hút sự chú ý của khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ thích sự khác biệt.
Theo Điều 3, Quyết định số 30/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là: “Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước”.