Quy chế đào tạo sơ cấp nghề 2022 như thế nào?

bởi Hữu Duy
Quy chế đào tạo sơ cấp nghề

Đào tạo sơ cấp nghề khá là phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Đào tạo sơ cấp nghề cũng giống với những hình thức đào tạo khác là đều có những quy chế nhất định. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Quy chế đào tạo sơ cấp nghề” qua bài viết sau đây nhé!

Quy chế đào tạo sơ cấp nghề

Đạo tạo trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động về giáo dục nghề nghiệp được định nghĩa tại điều 3 của luật giáo dục nghề nghiệp 2014.

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Điều kiện đăng ký hoạt động đào tạo nghề sơ cấp

  • Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
  • Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.

Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH về đào tạo trình độ sơ cấp quy định chứng chỉ sơ cấp; thi, kiểm tra tốt nghiệp sơ cấp; chương trình đào tạo trình độ sơ cấp; tuyển sinh trình độ sơ cấp; thực hiện chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;… được ban hành ngày 20/10/2015.

Tại thông tư này đã quy định chi tiết về khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; yêu cầu, nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo và quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh đào tạo; tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp; mẫu chứng chỉ sơ cấp, in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp; biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trình độ sơ cấp.

Hồ sơ đăng ký hoạt động đào tạo nghề sơ cấp

1. Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu
2. Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu
3. Hồ sơ chứng minh về cơ sở vật chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp
4. Hồ sơ chứng minh về thiết bị, dụng cụ đào tạo bao gồm: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu, hóa đơn tài chính.
Nếu thiết bị đào tạo đi thuê: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng thuê thiết bị, biên bản bàn giao thiết bị. Hợp đồng thuê thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
5. Hồ sơ chứng minh của nhà giáo:
Mỗi nhà giáo phải có các hồ sơ chứng minh sau (bản sao không cần chứng thực):
– Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động (đối với nhà giáo cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là nhà giáo thỉnh giảng);
– Văn bằng đào tạo chuyên môn;
– Nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phù hợp với trình độ đào tạo được phân công giảng dạy.
6. Một chương trình đào tạo bao gồm:
– Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
– Chương trình đào tạo chi tiết.

Trình tự đăng ký hoạt động đào tạo nghề sơ cấp

Bước 1: Gửi hồ sơ theo quy định tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp

– Thông tư số 42 quy định đối tượng tuyển sinh trình độ sơ cấp là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và nhiều lần trong năm.

– Thông báo tuyển sinh sơ cấp: Chậm nhất 03 tháng trước khi tổ chức tuyển sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp công bố công khai: chỉ tiêu tuyển sinh từng nghề; đối tượng, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển trình độ sơ cấp.

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ sơ cấp

– Tổ chức lớp đào tạo trình độ sơ cấp được Thông tư 42/2015 quy định như sau:

+ Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng khác trình độ sơ cấp: tối đa 35 người học, đối với lớp cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật tối đa 20 người, riêng lớp cho người mù tối đa 10 người.

+ Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đào tạo trình độ sơ cấp: tối đa 18 người học, đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người, người mù tối đa 8 người học.

+ Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm.

– Địa điểm đào tạo đào tạo trình độ sơ cấp linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học.

Quy chế đào tạo sơ cấp nghề
Quy chế đào tạo sơ cấp nghề

Thi, kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp

Theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học trình độ sơ cấp được quy định như sau:

– Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định việc ra đề thi kết thúc khóa học, thể lệ thi, thành lập Hội đồng thi kết thúc khóa học và chỉ đạo thực hiện kỳ thi kết thúc khóa học trình độ sơ cấp.

– Điều kiện dự thi kết thúc khóa học đào tạo sơ cấp theo Thông tư 42 năm 2015 của Bộ Lao động:

+ Các điểm tổng kết môn học, mô – đun >= 5,0 điểm;

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học sơ cấp.

– Thi kết thúc khóa học theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để thực hiện các công việc đơn giản của nghề hoặc hoàn thiện một sản phẩm, dịch vụ.

Thông tư 42 còn quy định sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo và chế độ báo cáo trong đào tạo trình độ sơ cấp; mẫu chứng chỉ sơ cấp, quản lý, cấp phát, thu hồi chứng chỉ sơ cấp; yêu cầu, nội dung, cấu trúc chương trình đào tạo sơ cấp; biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp. Thông tư số 42/2015/BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/12/2015.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như thế nào?

Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là 03 (ba) mô – đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, được thực hiện từ 03 (ba) tháng đến dưới 01 (một) năm học.

Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp ra sao?

1. Kiến thức:
a) Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng công việc của nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
b) Hiểu biết và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc, vị trí làm việc và nơi làm việc.
2. Kỹ năng: Làm được các công việc đơn giản hoặc công việc có tính lặp lại của một nghề và các kỹ năng cần thiết khác tương thích với nghề;
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.

Đối tượng và hình thức tuyển sinh của hình thức đào tạo sơ cấp nghề là ai?

1. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm