Xin chào tôi tên là Hoàng Tân, hiện nay ở quê tôi đang chuẩn bị làm đường bê tông nhằm hướng tới nông thôn mới, bởi xưa nay con đường dẫn vào làng chỉ là con đường đất. Tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế nên tôi không rõ các quy định về xây đường ra sao, diện tích một con đường chuẩn chỉnh theo chủ trương xây dựng nông thôn mới là bao nhiêu. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về Quy định chiều rộng đường nông thôn mới theo pháp luật hiện nay không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Quy định chiều rộng đường nông thôn mới theo pháp luật hiện nay” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT
Xây dựng nông thôn mới là gì?
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn hướng đến xây dựng thôn, xã, gia đình khang trang, sạch đẹp. Mang đến điều kiện phát triển, hiện đại và đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Đây là các ngành còn chưa đủ điều kiện, cơ sở và tiềm năng phát triển tại khu vực này.
Xây dựng nông thôn mới giúp người dân được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần.
Quy định chiều rộng đường nông thôn mới theo pháp luật hiện nay
Chiều rộng đường nông thôn được quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT như sau:
Chức năng của đường | Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005 | Cấp kỹ thuật của đường theo TCVN 10380:2014 | Lưu lượng xe thiết kế (Nn), xqđ/nđ |
Đường thôn: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi. | – | B | 50 ÷ < 100 |
– | C | < 50 |
Như vậy, đường nông thôn được xác định là đường cấp B và cấp C, do đó tiêu chuẩn kĩ thuật được quy định như sau:
Đường cấp B
– Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
– Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
– Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
– Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;
– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15) m;
– Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13)%;
– Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
– Tĩnh không thông xe: 3,5 m.”
Đường cấp C
– Tốc độ tính toán: 15 (10) km/h;
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,0 (2,0) m;
– Chiều rộng nền đường tối thiểu: 4,0 (3,0) m;
– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 15 m;
– Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (15)%;
– Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
– Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3,0 m.
Như vậy, với quy định hiện hành tiêu chuẩn chung của tuyến đường cấp B, cấp C chỉ đưa ra chiều rộng tối thiếu mà không đưa ra mức cụ thể hay mức tối đa nên việc xác định tổng chiều rộng lề đường là bao nhiêu phụ thuộc vào trừng trường hợp cụ thể và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung của việc xây dựng nông thôn mới gồm những gì?
Nội dung xây dựng nông thôn mới được xác định trên bốn phương diện.
Phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị và kết nối các vùng miền:
– Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn. Từ các cơ cấu thiết yếu đến nhu cầu bắt kịp tốc độ phát triển chung. Tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã, liên huyện, liên tỉnh. Qua đó dần tạo đà và tiềm năng trong các nhu cầu, hoạt động của các ngành nghề khác nhau.
– Mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm. Chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại cấp huyện. Mang đến các khai thác, tiếp cận và phát triển lợi thế về nông sản. Chủ động giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí. Để đảm bảo quy mô, chất lượng nông sản cũng như các ngành liên quan.
– Thiết chế hạ tầng nông thôn của các khu đô thị, thành phố lớn phải yêu cầu cao hơn so với các khu vực khác. Từ đó thiết lập các khu đô thị vệ tinh, dần mở rộng tiềm năng kinh tế một cách chắc chắn, chủ động. Đồng thời, có cơ chế đột phá đầu tư phát triển hệ thống giao thông cho những địa bàn khó khăn. Đây là các vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên, khoáng sản, rừng, địa chất,… với các tiềm năng sẵn có.
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân:
– Thực hiện theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Có lộ trình cụ thể để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi vùng, miền. Dần dần mang đến các thay đổi thực tế, tạo nên sức mạnh đồng đều giữa các khu vực.
– Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thực hiện trong điều kiện cần của nhu cầu phát triển mới. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mang đến chất lượng tốt, giá thành cao cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
– Thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sản nuôi trồng các loại cây, con khác có hiệu quả cao hơn. Vẫn đảm bảo các vùng đất trồng lúa cho sản lượng và thu nhập ổn định. Bên cạnh tìm kiếm các cơ hội nuôi trồng cho kết quả cao hơn.
– Chú trọng đến các mô hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩn OCOP truyền thống… Nhất là những loại đặc sản của vùng, miền, có giá trị kinh tế cao,… Mang đến các ngành dịch vụ tiềm năng trong nét văn hóa, lịch sử của từng vùng miền.
– Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chế biến. Thực hiện khai thác tốt nhất các tiềm năng để mang đến chất lượng kinh tế. Nhờ đó nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, bao tiêu sản phẩm và lĩnh vực phi nông nghiệp. Mở ra nhiều cơ hội ngành nghề đa dạng và tạo nhiều việc làm cho lao động. Cũng như mang đến bộ mặt mới của khu vực, vùng miền.
Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn:
Thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các khu xử lý rác tập trung quy mô liên huyện, liên tỉnh. Để đảm bảo trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư. Phải có ý thức thực hiện từ các hộ nhỏ nhất đến khoanh vùng các nhà máy, công trình.
Tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa. Vận động, tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Tái sử dụng chất thải nông nghiệp đảm bảo đúng quy định về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, cải tạo cảnh quan môi trường. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng hiệu quả.
Tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn. Vừa mang đến chất lượng sinh hoạt tốt, chất lượng sức khỏe hiệu quả. Đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng (làng nghề, bãi tập trung chôn lấp, xử lý rác, nước thải…). Đặc biệt thông qua các quy trình công nghệ và các tổ chức có nghiệp vụ thực hiện.
Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở:
– Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhân rộng các mô hình du lịch, trải nghiệm. Giữ gìn an ninh và trật tự xã hội nông thôn. Từ đó mang đến nhiều tiềm năng phát triển trong các ngành nghề, lĩnh vực.
– Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bảo tồn và phát huy sự đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở nông thôn.
– Tăng cường phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Xây dựng nông thôn mới có nhận thức tốt hơn về văn hóa, giáo dục, xã hội. Bên cạnh chất lượng tiềm năng, tiềm lực phát triển kinh tế. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định chiều rộng đường nông thôn mới theo pháp luật hiện hành”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan như: giải thể doanh nghiệp như thế nào, cấp lại sổ đỏ mới ở đâu, quy định tạm ngừng kinh doanh, tra số mã số thuế cá nhân như nào,… Nếu quy khách hàng còn phân vân, cũng như mong muốn được trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…hãy liên hệ cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Phí xây dựng nông thôn mới có bắt buộc phải đóng góp không?
- Cách tính thuế đất ở nông thôn tại Việt Nam như thế nào?
- Giáo viên công tác tại nông thôn được thuê nhà ở công vụ không?
Câu hỏi thường gặp
Phát triển kinh tế tài chính, đời sống vật chất và niềm tin của dân cư nông thôn được nâng cao. Nông thôn tăng trưởng theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế tài chính, xã hội tân tiến, môi trường sinh thái được bảo vệ. Dân trí được nâng cao, truyền thống văn hóa truyền thống dân tộc bản địa được giữ gìn và phát huy. An ninh tốt, quản trị dân chủ, chất lượng mạng lưới hệ thống chính trị được nâng cao .Sau 25 năm thực thi đường lối thay đổi, dưới sự chỉ huy của Đảng, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nhìn chung còn chưa tương ứng với tiềm năng và lợi thế như : Nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững và kiên cố, sức cạnh tranh đối đầu còn thấp, sự chuyển giao khoa học – công nghệ tiên tiến và huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế .Bên cạnh đó là thực trạng nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng thiếu quy hoạch, kiến trúc giao thông vận tải, thủy lợi, trường học, bệnh viện … còn yếu kém, đặc biệt quan trọng là thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng trầm trọng. Nhìn chung, đời sống vật chất và ý thức của người nông dân còn thấp, tỷ suất hộ nghèo còn cao và sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn dẫn tới sự phát sinh của những yếu tố xã hội bức xúc …Mặt khác, nước ta đã đặt tiềm năng đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, mà một nước công nghiệp không hề để nông nghiệp, nông thôn lỗi thời, nông dân nghèo khó .
Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa quê hương, đất nước, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.
Người nông dân và cộng đồng dân cư giữ vai trò là chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới. Họ được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và được thụ hưởng. Đóng góp công sức, tiền của để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình, đầu tư cho sản xuất, đóng góp xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã.
Cấp ủy, chính quyền xã, chi ủy, trưởng thôn là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Nhà nước giữ vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tổ chức thi đua gắn với khen thưởng.
Căn cứ tại khoản 12 Điều 18 Thông tư 02/2017/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng nông thôn như sau:
Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân xã trình trách nhiệm và đồ án quy hoạch thiết kế xây dựng nông thôn.
Cơ quan thẩm định: Cơ quan quản trị kiến thiết xây dựng huyện chủ trì phối hợp với những đơn vị chức năng công dụng của huyện có tương quan đánh giá và thẩm định trách nhiệm và đồ án quy hoạch kiến thiết xây dựng nông thôn.
Cơ quan phê duyệt: Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt trách nhiệm và đồ án quy hoạch thiết kế xây dựng nông thôn.