Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học

bởi VanAnh
Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học

Công chức, viên chức, công chức là những người được tuyển dụng theo nhiệm vụ, làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng lao động và hưởng lương từ nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện nay, nhu cầu chuyển đổi công chức từ trung cấp lên đại học ngày càng tăng. Vậy Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học như thế nào? hãy cùng LSX tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé

Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học như thế nào?

Với chế độ chuyển ngạch, Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về chuyển ngạch chỉ áp dụng đối với công chức như sau:

  1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Nghị định 24/2010/NĐ-CP không có điều khoản quy định về chuyển ngạch cán bộ, chỉ có quy định về chuyển ngạch công chức như sau:

Điều 28. Chuyển ngạch công chức

  1. Việc chuyển ngạch công chức được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm hoặc theo quy định phải chuyển đổi vị trí công tác mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
  2. Công chức chuyển ngạch phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển.
  3. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008 đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức.
  4. Khi chuyển ngạch không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương.
Quy định chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học

Điều kiện chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học

Nếu hiện đã có bằng đại học và muốn nhận mức lương trình độ đại học, thì cán bộ, công chức, viên chức phải thông báo cho cơ quan và bày tỏ mong muốn được tăng lương. Nếu cơ quan đồng ý và cần đáp ứng đủ tiêu chí thì có thể tham gia xét tăng lương. Điều kiện chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học như sau:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 3, Điều 29, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức thì việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn.

– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.

Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện như trên và bạn phải được thông qua kỳ thi nâng ngạch, với điều kiện bạn được cơ quan, đơn vị sử dụng bố trí đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với trình độ đào tạo và đáp ứng các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi. Điều kiện cụ thể sẽ được áp dụng theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV

Xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức

Việc chuyển ngạch từ trung cấp lên đại học không phải là vấn đề mới ở nước ta nhưng là vấn đề đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, để công chức được chuyển lương từ trung cấp lên đại học thì không phải ai cũng phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhất định. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007:

“1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức:

a) Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.”

Và tại Khoản 10, Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV  hướng dẫn trường hợp được bố trí làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo đúng trình độ chuyên môn của chuyên ngành đã được đào tạo nếu:

– Trình độ đại học xếp vào ngạch chuyên viên loại A1;

– Trình độ cao đẳng xếp vào ngạch viên chức loại A0;

– Trình độ trung cấp thì xếp lương vào ngạch cán sự và tương đương loại B.

Tính từ bậc 1, đối với loại A1, A0 thì cứ đủ 36 tháng (không tính năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật) thì được nâng một bậc, đối với loại B thì cứ đủ 24 tháng (không tính năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật) thì được nâng một bậc.

Theo  Bảng 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước thì công chức loại B: bậc 6, hệ số lương 2.86; bậc 7, hệ số lương 3.06; công chức loại A1: bậc 3, hệ số lương 3; bậc 4, hệ số lương 3.33.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục chuyển ngạch lương từ trung cấp lên đại học như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tra cứu giấy phép lái xe theo cccd Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?

Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Năm 2023, mức lương cơ sở có sự điều chỉnh tại thời điểm 01/7/2023, nên mức lương cơ bản cũng sẽ được điều chỉnh tăng:
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội có phải là lương cơ bản không?

Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo quy định trên, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm