Những công tác liên quan đến Đảng luôn là những công tác được nhiều người quan tâm. Hiện nay, việc kết nạp Đảng viên ngày càng được mở rộng và phát triển. Không chỉ những người làm trong các cơ quan nhà nước mới có cơ hội được kết nạp Đảng mà cả những học sinh, sinh viên có tư cách đạo đức tốt, rèn luyện tốt cũng có thể được kết nạp Đảng. Điều này đặt ra những câu hỏi về việc quản lý sinh hoạt đối với Đảng viên. Bài viết “Quy định đối với đảng viên đi làm ăn xa 2024” hôm nay của LSX sẽ giúp bạn có những cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Quy định 213-QĐ/TW ngày 02/01/2020
Công tác quản lý Đảng viên là gì?
Được kết nạp Đảng là niềm vinh dự đối với nhiều người. Vì việc sinh hoạt Đảng phải được thực hiện thường xuyên nên ngay cả khi kết nạp thì các Đảng viên vẫn phải chịu sử quản lý của cơ quan quản lý cũng như thực hiện đầy đủ các quy định trong công tác sinh hoạt.
Hiện nay, không có văn bản nào của Đảng quy định về công tác quản lý Đảng viên. Tuy nhiên, đây lại là một nhiệm vụ và công việc rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Có thể hiểu, công tác quản lý Đảng viên sẽ bao gồm các nội dung quản lý hồ sơ, lý lịch, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của người Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Đảng:
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Việc quản lý tốt Đảng viên có thể trở thành một trong các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại tổ chức Đảng hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Một tổ chức Đảng mà có Đảng viên được quản lý chặt chẽ, có nhiều Đảng viên được xếp loại cao thì sẽ càng ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên…
>> Xem thêm: Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ
Quản lý Đảng viên gồm những nội dung nào?
Vậy tại sao phải quản lý Đảng viên? Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người khi nghe đến hoạt động quản lý Đảng viên này. Phải quản lý Đảng viên là vì để trở thành Đảng viên những người tham gia phải đủ tiêu chuẩn về đạo đức, rèn luyện và việc xét những tiêu chí này sẽ luôn cần được thực hiện.
Như phân tích ở trên, quản lý Đảng viên có thể là việc quản lý hồ sơ, tài liệu hoặc các nhiệm vụ, trách nhiệm mà Đảng viên đã hoàn thành trong thời gian sinh hoạt tại tổ chức Đảng hoặc việc phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của Đảng viên.
Dưới đây là một số nội dung về quản lý Đảng viên trong các trường hợp cụ thể:
Với Đảng viên nơi cư trú
Việc quản lý Đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức Đảng và nhân dân nơi cư trú được thể hiện cụ thể tại Quy định 213-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Theo đó, Điều 4 Quy định này nêu rõ nhiệm vụ của cấp uỷ cơ sở nơi Đảng viên đang công tác gồm:
– Tiếp nhận, lập danh sách Đảng viên đang công tác được giới thiệu về sinh hoạt tại nơi cư trú.
– Thông báo cho từng Đảng viên biết để liên hệ trong việc thực hiện nhiệm vụ Đảng viên nơi cư trú.
– Đảng viên và tổ chức Đảng nơi cư trú cũng tạo điều kiện cho Đảng viên được thực hiện các nhiệm vụ được giao.
– Tổ chức Đảng định kỳ thông báo tình hình, nhiệm vụ hoặc chuyên đề để Đảng viên nắm được thông tin, tham gia góp ý định kỳ 06 tháng hoặc khi cần thiết.
– Nhận xét từng Đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình định kỳ hằng năm theo phiếu nhận xét, gửi về Đảng uỷ cấp xã.
– Đề xuất hình thức biểu dương, khen thưởng Đảng viên có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, kịp thời phản ánh Đảng viên có hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm, vi phạm nội quy, quy định…
Quy định đối với đảng viên đi làm ăn xa 2024
Nhiều Đảng viên không thể thực hiện sinh hoạt tại địa phương vì những lý do khác nhau một trong số đó có lý do đi làm ăn xa. Vì việc kết nạp Đảng không phải là một công việc nên nhiều người sau khi được kết nạp Đảng có thể lựa chọn đi làm để tạo ra thu nhập ở những nơi khác nhau.
Nội dung này được đề cập đến tại Điều 3 Quy định 213 nêu trên, cụ thể:
– Lập danh sách Đảng viên theo nơi cư trú, chủ động liên hệ cơ sở Đảng nơi Đảng viên cư trú để giới thiệu Đảng viên về sinh hoạt, thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ và nhân dân.
– Thông báo bằng văn bản về Đảng viên của đơn vị mình thường xuyên đi công tác xa nhà, lưu động hoặc có công tác đặc biệt để tạo điều kiện cho Đảng viên thực hiện nhệm vụ ở nơi cư trú khi Đảng viên đó có điều kiện.
– Kịp thời thông báo cho cơ sở Đảng nơi Đảng viên cư trú biết về số Đảng viên đã được giới thiệu về sinh hoạt nơi cư trú có sự thay đổi vị trí, chuyển công tác, bị khai trừ, xoá tên khỏi danh sách Đảng viên hoặc đã xin ra khỏi Đảng.
– Kiểm tra, giám sát Đảng viên thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú, biểu dương Đảng viên thực hiện tốt và đồng thời nhắc nhở, phê bình, đề xuất, xem xét biện pháp kỷ luật với Đảng viên chưa thực hiện nghiêm quy định.
– Định kỳ lấy ý kiến nhận xét của cơ sở Đảng về Đảng viên thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú. Để nắm bắt tình hình và lấy ý kiến nhận xét trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử hoặc xử lý khiếu nại về việc nhận xét chưa khách quan, cử đại diện gặp gỡ, trao đổi nơi Đảng viên đang cư trú.
– Thông báo về ý kiến nhận xét, đánh giá tại cuộc họp kiểm điểm, đánh giá cuối năm, khi cần thiết cho Đảng viên.
Mời bạn xem thêm
- Xử lý hóa đơn không hợp lệ bị sai nội dung hàng hoá?
- Theo quy định chơi chứng khoán có phải nộp thuế tncn không?
- Tra cứu thuế đất phi nông nghiệp 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định đối với đảng viên đi làm ăn xa 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Việc quản lý Đảng viên ở nước ngoài được quy định tại Hướng dẫn số 01-HD/TW năm 2021.
Chuyển sinh hoạt Đảng khi ra nước ngoài từ 12 tháng trở lên
– Nếu Đảng viên đi đơn lẻ: Chịu sự hướng dẫn của Đảng uỷ Bộ Ngoại giao. Sau khi về phải làm bản tự kiểm điểm trong thời gian ở nước ngoài, có xác nhận của tổ chức Đảng ở nước ngoài.
– Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên: Thành lập chi bộ Đảng, giao nhiệm vụ cho chi bộ trong thời gian ở nước ngoài. Khi Đảng viên về nước, chi uỷ nhận xét vào bản kiểm điểm Đảng viên để Đảng uỷ Bộ Ngoại giao xem xét, giới thiệu sinh hoạt Đảng sinh hoạt trong nước.
Phát, quản lý thẻ Đảng viên
Trách nhiệm quản lý thẻ Đảng khi Đảng viên ra nước ngoài và trao lại thẻ Đảng cho Đảng viên khi Đảng viên về nước do Đảng uỷ Bộ Ngoại giao thực hiện.
Hiện nay, Đảng viên đang thực hiện theo quy định nêu tại Điều lệ Đảng. Trong đó Điều 1 Điều lệ Đảng nêu rõ về Đảng viên như sau:
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Theo đó, có thể hiểu Đảng viên là:
– Thuộc giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
– Mục đích phấn đấu cả đời là vì lý tưởng của Đảng, lợi ích của Tổ quốc, giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Phải coi những điều này còn trên cả lợi ích của cá nhân Đảng viên đó.
– Phải chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, có đạo đức, lối sống lành mạnh, lao động và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…
Thực tế, trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, có rất nhiều người đáp ứng điều kiện và được bầu vào đứng hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.