Xin chào Luật sư X! Điểm chỉ là một trong những thủ tục không thể thiếu trong công chứng. Tôi muốn hiểu kỹ càng thêm quy định màu mực lăn tay. Mong luật sư sớm phản hồi để phân tích rõ ràng cho tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc lăn tay
Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào quy định; giải thích khái niệm lăn tay. Tuy nhiên, dựa trên đặc điểm có thể đưa ra định nghĩa như sau: lăn tay (hay còn gọi là điểm chỉ) là việc “ký tên” vào một loại văn bản, giấy tờ nào đó nhưng người “ký tên” do không biết chữ nên đành phải cho ngón tay của mình vào mực, sau đó lăn ngón tay dính mực vào văn bản cần ký.
Đặc điểm của lăn tay
- Các trường hợp điểm chỉ trong văn bản công chứng: Việc điểm chỉ trong văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Thay thế cho việc ký; trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật; hoặc không biết ký.
- Đồng thời với việc ký trong các trường hợp: Công chứng di chúc; Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
- Việc điểm chỉ được thực hiện như sau:
- Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải.
- Trường hợp không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải; thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.
- Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó; thì điểm chỉ bằng ngón khác; và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Điểm chỉ trong văn bản công chứng
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
- Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào”.
- Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
- Công chứng di chúc;
- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Điểm chỉ trong văn bản chứng thực
Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thủ tục chứng thực hợp đồng giao dịch; tại khoản 3 có quy định:
- Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được; thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được; thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự; và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
Điểm chỉ trong di chúc
Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Nếu di chúc gồm nhiều trang; thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự; và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc (Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015)
Như vậy; điểm chỉ là một trong những cách thức; mà người lập di chúc có thể lựa chọn trong trường hợp người lập di chúc có khả năng ký tên; hoặc là bắt buộc trong trường hợp người lập không ký được; nhưng vẫn có thể điểm chỉ được.
Việc điểm chỉ trong di chúc được thực hiện giống với cách điểm chỉ trong văn bản công chứng.
Điểm chỉ trong văn bản, giấy tờ khác
Trong các văn bản, giấy tờ khác; nếu các đương sự muốn xác nhận mình tham gia quan hệ pháp luật đó; thì cũng có thể điểm chỉ để xác nhận. Việc này giúp các đương sự tham gia quan hệ pháp luật đó.
Ví dụ: hợp đồng mua bán nhà, đặt cọc, vay mượn tiền …
Quy định màu mực lăn tay
Theo như phân tích điểm chỉ trong văn bản công chứng, điểm chỉ trong di chúc, điểm chỉ trong van bản, giấy tờ khác thì không có quy định nào quy định về màu mực lăn tay. Do đó, có thể tùy ý chọn màu mực lăn tay.
Tuy nhiên, khay mực lăn tay đáp ứng các điều kiện sau:
- Lăn lấy dấu vân tay phải thật rõ nét. Các hộp mực dấu chúng ta sử dụng không phải dành cho lấy dấu vân tay mà là dùng đóng dấu. Có thể xem vân tay giống như dấu nhưng các điểm lồi lõm quá chi tiết và cạn. Nên sử dụng khay mực dấu đóng để lấy vân tay là sai lầm. Nó sẽ nhòe hoặc mực ra quá nhiều là dấu vân tay không thể đọc được. Việc lăn tay chỉ mang tính hình thức.
- Khay mực dấu thông thường sử dụng mực nước nên khả năng lem rất cao. Và lượng mực chấm trên ngón tay khá nhiều nên nó sẽ bị lem qua mặt sau của giấy.
- Mục đích của khay mực trên thị trường không dùng cho việc lăn tay vì vậy sau khi sử dụng xong. Bạn rất khó lau sạch vết mực trên đầu ngón tay.
- Một yếu tố quan trọng khác nữa mà bạn thấy là khay mực dấu không thiết kế để mang đi lại thường xuyên nên nó không kín và có thể lem mực ra các hồ sơ tài liệu khác.
Mời bạn xem thêm
- Làm giả căn cước công dân bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy định chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình
- Thủ tục di đối mộ liệt sỹ theo quy định
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Quy định màu mực lăn tay”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.
Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ bằng ngón nào của bàn tay nào.
Việc sử dụng điểm chỉ song song với việc ký tên sẽ thêm phần chắc chắn và cũng không quá phiền toái, mọi người nên thực hiện để giảm thiểu rủi ro pháp lý không đáng có.
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc