Tôi là Hoàng ở Hải Phòng. Tôi chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp nhỏ để xuất nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử. Tôi có tìm hiểu và thấy ngoài những thủ tục xuất nhập khẩu thông thường thì hiện nay còn có các thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ. Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ này khá phù hợp với sản phẩm và hình thức kinh doanh của bên tôi. Tôi muốn luật sư tìm hiểu giúp tôi những thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu tại chỗ. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn gửi đến LSX. Vấn đề của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết “Quy định mới về xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?”
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 38/2015/TT-BTC
- Thông tư 39/2018/TT-BTC
Hàng xuất khẩu tại chỗ bao gồm những loại hàng hóa nào?
Xuất khẩu tại chỗ có thể hiểu là việc doanh nghiệp Việt Nam trao đổi buôn bán với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng việc trao đổi sản phẩm không thực hiện ngoài cảng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu xuất khẩu tại chỗ 3 bên thì việc nhận sản phẩm sẽ do một bên thứ 3 có thoả thuận với bên mua thực hiện nhận và kiểm tra sản phẩm. Về cơ bản thì hoạt động xuất khẩu tại chỗ sẽ dành cho những loại hàng hoá nhất định.
Tại khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm những loại hàng hóa sau:
– Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ-CP;
– Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
– Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là bao nhiêu ngày?
Mọi thủ tục liên quan đến hải quan hay xuất nhập khẩu đều có quy định rất kỹ về thời hạn. Vì những sản phẩm trong quá trình đợi thông quan có thể xảy ra tình trạng hư hỏng, ẩm mốc… nên cần phải tuân thủ kĩ quy định về mặt thời gian. Vậy đối với thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu tại chỗ thì sẽ có bao nhiêu ngày để làm thủ tục?
Tại khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
…
- Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
Như vậy, thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu.
>> Xem thêm: sang tên sổ đỏ
Quy định mới về xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?
Quy định pháp luật luôn được cập nhật và đổi mới để phù hợp với thời đại và xã hội hiện nay. Quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ cũng vậy. Trong năm 2023 quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ có một số sự điều chỉnh nhất định. Mời bạn tham khảo thông tin này qua phần dưới đây của chúng tôi.
Tại Công văn 2588/TCHQ-GSQL năm 2023 nêu rõ:
– Do bản chất đây là hoạt động mua bán trong nội địa, cơ quan thuế nội địa chịu trách nhiệm quản lý và thu thuế thông qua hoạt động này, cụ thể:
+ (1) Trường hợp hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì bên nhận gia công hoặc thương nhân Việt Nam khác mua sản phẩm gia công của thương nhân nước ngoài và bán hàng hóa cho thương nhân khác tại Việt Nam thì thực hiện theo giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp trong nội địa;
+ (2) Trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu phát sinh giao dịch với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhưng được chỉ định giao hàng tại Việt Nam thì hoạt động giao dịch này thực hiện như hai doanh nghiệp trong nội địa;
>> (1) và (2) dẫn trên để thu được thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch mua bán phát sinh doanh thu tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải ký hợp đồng với đại lý tại Việt Nam
+ (3) Trường hợp kinh doanh thương mại thuần tuý: thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam ký hợp đồng đại lý hoặc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, trên hóa đơn GTGT ghi rõ mã số thuế/tên thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và mã số thuế/tên doanh nghiệp Việt Nam được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam.
Mời bạn xem thêm
- Xử phạt thế nào khi xây nhà sai vị trí thổ cư?
- Trình tự cấp giấy phép lưu hành sản phẩm thuốc năm 2024
- Quy định giảm trừ gia cảnh cho mẹ ruột như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định mới về xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người xuất khẩu hàng hóa tại chỗ có trách nhiệm sau:
– Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó:
+ Ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu;
+ Ghi rõ ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
– Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
– Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
– Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Hàng xuất khẩu tại chỗ là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa này sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.