Quy định phong thăng quân hàm quân đội hiện nay như thế nào?

bởi Tình
Quy định phong, thăng quân hàm quân đội hiện nay như thế nào?

Xin chào Luật sư. Tôi là Hùng, xin Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi về vấn đề quân hàm trong quân đội: Hiện nay, quy định phong, thăng quân hàm quân đội như thế nào? Quy định về thời hạn thăng quân hàm cũng như điều kiện để xét thăng như thế nào ạ? Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Quy định phong thăng quân hàm quân đội hiện nay như thế nào?” như sau:

Căn cứ pháp lý

Quy định phong, thăng quân hàm quân đội hiện nay như thế nào?

Đối tượng phong quân hàm trong quân đội?

Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu uý; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.

Điều kiện được thăng quân hàm trong quân đội?

Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;

Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh , hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hànhđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữnghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xâydựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xãhội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ,chức danh đang đảm nhiệm;

c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định.

Thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm

Thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang công tác tại đơn vị, thăng cấp bậc binh nhất cho binh nhì khi có đủ sáu tháng phục vụ tại ngũ.

Thăng cấp bậc hạ sĩ cho binh nhất được bổ nhiệm chức vụ phó tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn; các chức danh có cấp bậc hạ sĩ và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc binh nhất đủ sáu tháng.

Thăng cấp bậc trung sĩ cho hạ sĩ được bổ nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn; các chức danh có cấp bậc trung sĩ và hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc hạ sĩ đủ sáu tháng.

Thăng cấp bậc thượng sĩ cho trung sĩ giữ chức vụ tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương được bổ nhiệm chức vụ phó trung đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn; hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trung cấp trở lên được sắp xếp đúng biên chế, đã giữ cấp bậc trung sĩ đủ sáu tháng.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên trong các nhà trường, việc thăng cấp bậc được quy định như sau:

Trường hợp học viên đang học tại các nhà trường: Thăng cấp bậc binh nhất cho học viên đã giữ cấp bậc binh nhì đủ sáu tháng; thăng cấp bậc hạ sĩ cho học viên đã giữ cấp bậc binh nhất đủ sáu tháng; thăng cấp bậc trung sĩ cho học viên đã giữ cấp bậc hạ sĩ đủ 12 tháng; thăng cấp bậc thượng sĩ cho học viên đã giữ cấp bậc trung sĩ đủ 12 tháng.

Trường hợp học viên tốt nghiệp đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy: Đào tạo tiểu đội trưởng và các chức vụ tương đương, tốt nghiệp loại khá trở lên được thăng cấp bậc trung sĩ, loại trung bình thăng cấp bậc hạ sĩ. Đào tạo phó trung đội trưởng và các chức vụ tương đương, tốt nghiệp được thăng cấp bậc thượng sĩ…

Quy định phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn

Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương; 
Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý”.

Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan được quy định như thế nào?

a) Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

c) Việc bổ nhiệm các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật;

d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại.

Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Quân đội đối với sĩ quan tại ngũ là bao lâu?

Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ là:

-Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm; 

– Trung úy lên Thượng úy: 3 năm; 

– Thượng úy lên Đại úy: 3 năm; 

– Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm; 

– Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm; 

– Trung tá lên Thượng tá: 4 năm; 

– Thượng tá lên Đại tá: 4 năm; 

– Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; 

– Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; 

– Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; 

– Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm; 

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm. 

Chú ý: Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước. 

+ Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là bao nhiêu?

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm: 

Cấp Úy: nam 46, nữ 46; 

Thiếu tá: nam 48, nữ 48; 

Trung tá: nam 51, nữ 51; 

Thượng tá: nam 54, nữ 54; 

Đại tá: nam 57, nữ 55; 

Cấp Tướng: nam 60, nữ 55. 

Quy định phong, thăng quân hàm quân đội hiện nay như thế nào?
Quy định phong, thăng quân hàm quân đội hiện nay như thế nào?

Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định nêu trên không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn. 

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này”.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Quy định phong, thăng quân hàm quân đội hiện nay như thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cấp Tướng trong quân đội có mấy bậc?

Cấp Tướng có 04 bậc, bao gồm:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.

Cấp Tá trong quân đội có mấy bậc? Cấp Úy trong quân đội gồm mấy bậc?

Cấp Tá có bốn bậc, bao gồm:
Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.
Cấp Úy có bốn bậc:
Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý; Đại uý.

Quân hàm của Quân đội là gì? 

Quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam là một biểu trưng được sử dụng nhằm để thể hiện cấp bậc, ngạch bậc, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam được đặt ra tương đối hoàn chỉnh từ năm 1946, mà nguyên thủy được tham chiếu theo hệ thống quân hàm của quân đội Nhật Bản, về kiểu dáng tham chiếu đến hệ thống quân hàm của Quân đội Pháp. Cái tên Quân đội nhân dân Việt Nam là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm