Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên ghi nhận các nghĩa vụ mà bên được ủy quyền phải thực hiện thay cho người ủy quyền. Vậy khi ở nước ngoài thì có được ủy quyền cho người trong nước thực hiện không. Theo quy định, Có được ủy quyền bán nhà khi đang ở nước ngoài không? Điều kiện để ủy quyền bán nhà khi đang ở nước ngoài là gì? Thủ tục ủy quyền bán nhà khi đang ở nước ngoài thực hiện như thế nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Có được ủy quyền bán nhà khi đang ở nước ngoài không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013 về người sử dụng đất gồm:
“6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch”;
Theo đó, trường hợp bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ được quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Cụ thể, điểm bkhoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định
“2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này…”.
Như vậy, mặc dù đang cư trú ở nước ngoài nhưng bạn vẫn có quyền chuyển nhượng nhà đất của mình cho người khác. Tuy nhiên, cần lưu ý về điều kiện đối với tài sản chuyển nhượng:
– Có Giấy chứng nhận;
– Không có tranh chấp;
– Không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Trường hợp không thể tự mình chuyển nhượng thì có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015.
Điều kiện để ủy quyền bán nhà khi đang ở nước ngoài là gì?
Theo như quy định tại Điều 195Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.”
Theo quy định ta có thể thấy khi chủ sở hữu nhà không thể ở Việt Nam để thực hiện các thủ tục bán nhà đất đứng tên mình thì hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác tại Việt Nam để bán nhà đất đó. Việc ủy quyền bán nhà đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về điều kiện để được bán nhà đất như sau:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Thủ tục ủy quyền bán nhà khi đang ở nước ngoài thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị công chứng, kèm theo 01 bản sao để lưu hồ sơ;
- 01 bản sao hộ chiếu;
- 01 bản sao giấy phép cư trú tại nước sở tại (trường hợp giấy phép cư trú dán trong hộ chiếu thì chụp trang hộ chiếu liên quan; trường hợp giấy phép cư trú là thẻ nhựa thì chụp thẻ nhựa);
- 01 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- 01 bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có;
- Lệ phí.
Trình tự thủ tục
Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
“Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng giấy ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc giấy ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng giấy ủy quyền”.
Như vậy, theo quy định do người sở hữu nhà ở nước ngoài không thể về Việt Nam nên hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu nhà cần phải được công chứng tại hai nơi khác nhau, và cần làm hợp đồng ủy quyền tại nước ngoài trước, có thể đến Đại sứ quán của Việt Nam tại nơi người sở hữu nhà đang cư trú tại nước ngoài để công chứng hợp đồng ủy quyền trên sau đó gửi về Việt Nam để người thân tiếp tục mang hợp đồng ủy quyền này đến tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam để được công chứng một lần nữa.
Sau khi nhận được giấy uỷ quyền đã được cơ quan lãnh sự công chứng, chứng thực thì người được uỷ quyền bán nhà đất tiếp tục đến Văn phòng công chứng tại Việt Nam để thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền đó. Sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng Hợp đồng uỷ quyền theo đúng quy định thì người được uỷ quyền tại Việt nam có thể thay mặt thực hiện các thủ tục để chuyển nhượng nhà đất.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Sử dụng đất của người khác có được không?
- Đất ở kết hợp sản xuất là gì?
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Ủy quyền bán nhà khi đang ở nước ngoài”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người ủy quyền có thể lựa chọn một trong hai hình thức văn bản ủy quyền là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền phải được bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền ký tên vào Hợp đồng. Giấy ủy quyền được lập khi bên ủy quyền đơn phương ủy quyền, không cần có mặt của bên được ủy quyền.
Bên nhận uỷ quyền bán nhà đất cho người đang ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;
Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
Nếu người nhận uỷ quyền gây thiệt hại phải Bồi thường
Theo quy định, Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng văn bản ủy quyền.