Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề như thế nào?

bởi Hữu Duy
Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề

Hoạt động giáo dục và đào tạo cũng khá đa dạng hình thức, bên cạnh giáo dục phổ thông còn có giáo dục đại học, đào tạo các cử nhân, các tiến sĩ, thạc sĩ, hay bên cạnh đó là các trường trung cấp, đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề” qua bài viết sau đây nhé!

Cơ sở pháp lý

Luật giáo dục nghề nghiệp 2014

Thông tư 34/2014/TT-BLĐTBXH 

Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề

Chứng chỉ (Diploma) là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp nghề

– Có giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

– Học viên đã hoàn thành chương trình và đủ điều kiện để cấp chứng chỉ

– Có văn bản chấp thuận mẫu chứng chỉ của Cơ quan quản lý nhà nước 

Thẩm quyền cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp nghề 

– Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có 100% các kết quả kiểm tra khi kết thúc mô – đun, môn học trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu.

– Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học.

– Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp

– Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu định dạng quy định

Trường hợp thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp

– Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

+ Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp.

+  Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp;

+ Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị tẩy xóa, sửa chữa;

+  Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình.

– Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, việc thu hồi chứng chỉ.

Các bước để được cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp

Bước 1. Gửi mẫu chứng chỉ đến cơ quan nhà nước

Hồ sơ thông báo mẫu chứng chỉ tới cơ quan nhà nước 

– Công văn thông báo mẫu chứng chỉ kèm theo mẫu chứng chỉ, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp (mỗi loại 03 bản)

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục hoặc giấy phép dạy nghề sơ cấp

– Quyết định thành lập đối với tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

Thẩm quyền 

– Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

– Cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

nơi cơ sở đào tạo sơ cấp đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm về nội dung in trên mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp của cơ sở mình theo quy định.

Thời gian 

– Trong văn 05 -07 ngày các cơ quan trên phải có công văn trả lời công nhân mẫu chứng chỉ, phôi bằng

– Trường hợp không xác nhận, phải có văn bản gửi cơ sở đào tạo sơ cấp, nêu rõ lý do.

Bước 2: Sau khi có công văn công nhận về mẫu chứng chỉ đào tạo sơ cấp, phôi bằng thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức in, cấp phát chứng chỉ cho các học viên

 – Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp, cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế hoặc lựa chọn mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, kèm theo lô gô (nếu có) của cơ sở mình.

– Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi chứng chỉ đã phê duyệt để sử dụng cấp cho người học. Việc in phôi chứng chỉ sơ cấp, phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.

Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề
Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề

Mẫu chứng chỉ sơ cấp 

Theo quy định tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về mẫu chứng chỉ như sau: 

Chứng chỉ sơ cấp được in hai mặt gồm 04 trang, mỗi trang có kích thước 190 mm x 135 mm, chữ in trên chứng chỉ sơ cấp dùng phông chữ Times New Roman. Mặt trước gồm trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ cờ hoặc màu đỏ huyết dụ; mặt sau gồm trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm.

Nội dung in trên trang 1: Quốc hiệu bao gồm 2 dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được đặt canh giữa, cách nhau dòng đơn; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” cách mép trên 10 mm, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; dòng thứ hai “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline). Quốc huy hình tròn đường kính 45 mm, tâm cách mép trên 62 mm, được đặt canh giữa. Dòng chữ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP” cách mép dưới 80 mm, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 20, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Các chữ in trên trang 1 có màu vàng.

Nội dung in trên trang 2: hình trống đồng in chìm chính giữa có màu vàng nhạt, đường kính 110 mm. Quốc hiệu bao gồm 2 dòng chữ “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” và “Independence – Freedom – Happiness” được đặt canh giữa, chữ màu đen, cách nhau dòng đơn; dòng chữ “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” cách mép trên 10 mm, trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm; dòng thứ hai “Independence – Freedom – Happiness” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline). Cụm từ “has conferred” được trình bày bằng chữ màu đen, in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Cụm từ “CERTIFICATE” được trình bày bằng chữ màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Cụm từ “LEVEL  OF VQF” được trình bày bằng chữ màu đen, in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Các nội dung khác ghi trên trang 2 được trình bày bằng chữ màu đen.

Nội dung in trên trang 3: Quốc huy hình tròn có đường kính 60 mm in chìm chính giữa. Quốc hiệu bao gồm 2 dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được đặt canh giữa, chữ màu đen, cách nhau dòng đơn; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” cách mép trên 10 mm, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm; dòng thứ hai “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline). Từ “cấp” được trình bày bằng chữ màu đen, in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa; cụm từ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP…” được trình bày bằng chữ màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa. Các nội dung khác ghi trên trang 3 được trình bày bằng chữ màu đen.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về cấp chứng chỉ đào tạo nghề”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nghề nghiệp bao gồm những gì?

Hồ sơ gồm:
– Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này);
– Bản sao quyết định thành lập;
– Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
– Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nghề nghiệp bao gồm những gì?

Nộp 1 bộ hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị. Trường hợp đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác của đơn vị.

Ai có thểm tham gia học lấy chứng chỉ sơ cấp nghề?

Những đối tượng tham gia học chứng chỉ sơ cấp nghề là: là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 16 trở lên, trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên (bằng cấp II), công nhân có nghề muốn nâng cấp nghề lên, học thêm nghề cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, các công ty dự thầu cần chứng chỉ sơ cấp nghề bổ sung hồ sơ năng lực, nhiều công ty, cá nhân đang có nhu cầu học, cấp chứng chỉ nhưng chưa lựa chọn được đơn vị nào phù hợp, chưa biết tìm kiếm chứng chỉ sơ cấp nghề, cấp nhanh chứng chỉ sơ cấp nghề, mua chứng chỉ sơ cấp nghề ở đâu, làm chứng chỉ sơ cấp nghề, mẫu chứng chỉ sơ cấp nghề.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm