Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Lê Thu A, sắp tới tôi có dự định kinh doanh các dịch vụ nghỉ dưỡng sinh thái. Tuy nhiên tôi chưa nghiên cứu cũng như hiểu biết nhiều những quy định liên quan tới hoạt động này. Cụ thể tôi có một thắc mắc về quy định chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Quy định về chứng nhận KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 35/2022/NĐ-CP
Quy định về chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
Căn cứ Điều 40 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/07/2022) có quy định về chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái như sau:
1. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 37 của Nghị định này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái.
2. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái tham gia các hoạt động và đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này được Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các mẫu văn bản quy định tại khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 42, khoản 1 và khoản 2 Điều 43, mẫu Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái và Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái?
Căn cứ Điều 41 Nghị định này trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái như sau:
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lập 06 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái bao gồm:
a) Văn bản đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Báo cáo về tình hình hoạt động và thu hút đầu tư của khu công nghiệp;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Các tài liệu khác có liên quan đến khu công nghiệp (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
5. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức đánh giá hồ sơ và lập báo cáo đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
Trong quá trình tổ chức đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tham khảo ý kiến của tổ chức hoặc đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ tư vấn, đánh giá, xác nhận về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
7. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
Việc xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/07/2022) việc xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái được quy định như sau:
1. Chính phủ khuyến khích đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái thông qua quy hoạch xây dựng, thiết kế hợp lý các phân khu chức năng và định hướng thu hút các dự án đầu tư có ngành, nghề tương đồng để hỗ trợ thực hiện cộng sinh công nghiệp.
2. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái đăng ký ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp; dự kiến mức phát thải cho từng ngành, nghề; dự kiến phương án cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp, phương án xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát đầu vào, đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và phương án thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh tại hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; cam kết đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái quy định tại Điều 37 của Nghị định này trong vòng 08 năm kể từ thời điểm khu công nghiệp được thành lập và xác định rõ lộ trình thực hiện;
b) Được cấp có thẩm quyền quy định loại hình khu công nghiệp sinh thái trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, giám sát.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về chứng nhận KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, lệ phí đăng ký mã số thuế cá nhân, nộp lại tờ khai quyết toán thuế tncn, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế?
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu
- Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?
Câu hỏi thường gặp
Là một mô hình mới, có ranh giới địa lý được xác định rõ ràng, không có dân cư sinh sống. Tập hợp các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tạo thành một “cộng đồng”; Hướng về một mục tiêu bảo vệ môi trường.
Mô hình khu công nghiệp sinh thái đang tạo ra động lực lớn cho việc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Vừa giúp tăng thu hút vốn đầu tư vừa tạo được việc làm cho người lao động. Đặc biệt nó rất hiệu quả trong việc giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất từ việc tiết kiệm; tái chế, tái sử dụng nguyên – vật liệu và năng lượng; tạo một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho các dự án khu công nghiệp.
Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam phải đảm bảo 08 tiêu chuẩn sau đây:
Kết cấu hạ tầng phải đúng pháp luật và bảo vệ môi trường, lao động
Hạ tầng kết cấu đầy đủ dịch vụ cơ bản
Sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch
Có diện tích đất cho công trình cây xanh (Dành tối thiểu 25% diện tích đất khu công nghiệp cho các công trình)
Liên kết cộng sinh công nghiệp
Xây dựng công trình xã hội cho người lao động
Có cơ chế giám sát, quản lý bảo vệ môi trường
Thực hiện công bố báo cáo bảo vệ môi trường
Trên thế giới, các khu công nghiệp sinh thái đang phát triển theo 5 nhóm cơ bản. Trong đó mỗi một loại hình khu công nghiệp sinh thái có một đặc trưng riêng như:
Khu đô thị công nghiệp nông nghiệp (tập trung vào chế biến thực phẩm)
Khu đô thị công nghiệp tái tạo tài nguyên (là một hệ thống có thể tái tạo lại giá trị chất thải; tạo nguồn lợi nhuận mới; hiệu quả cho môi trường và sức khỏe)
Khu đô thị công nghiệp năng lượng tái sinh (phát triển năng lượng tái sinh và tiết kiệm năng lượng)
Khu đô thị công nghiệp nhà máy điện (tận dụng nguồn năng lượng nhiệt thừa rất lớn của nhà máy nhiệt điện)
Khu đô thị công nghiệp lọc hóa dầu (đặt gần các mỏ dầu, khí đốt hay khu vực có khả năng vận chuyển và cung cấp dầu thô liên tục).